Chủ đề: gearbox     kỹ thuật     máy móc

Tìm hiểu về Hộp số trong MotoGP

icon

Với một chiếc xe motor, hộp số là một trong những bộ phận quan trọng nhất và trong MotoGP, yêu cầu về chất lượng của thiết bị này còn cao hơn rất nhiều, thậm chí đã có những cuộc cách mạng về hộp số trong MotoGP, hãy cùng nhau tìm hiểu về thiết bị đặc biệt này…

Hộp số cơ bản trong MotoGP

Thông thường, một chiếc motor thương mại sẽ có hộp số kiểu (1-N-2-3-4-5-6), nghĩa là số đầu tiên sẽ đạp xuống (Down) và các số còn lại sẽ móc lên (Up). Nhưng với xe trong MotoGP, mọi thứ sẽ ngược lại, nghĩa là số đầu tiên là Up và các số khác là Down. Vì thế, có thể hiểu hộp số của xe MotoGP sẽ theo kiểu (6-5-4-3-2-N-1). Lí do cho việc này là nó giúp cho các tay đua dễ dàng chuyển số hơn, đặc biệt là khi phải nghiêng người trong các góc cua.

Trong quá trình làm việc, các thợ máy ở MotoGP có thể tháo lặp hộp số thường xuyên và một hộp số của xe MotoGP sẽ có 6 cấp số và theo luật có thể có tối đa 24 bánh răng, số bánh răng sẽ được thiết lập thêm hay bớt để phù hợp cho mỗi chặng đua hay theo phong cách đua của mỗi tay đua.

Hộp số liền mạch – Cuộc cách mạng về hộp số trong MotoGP

Hộp số liền mạch (Seamless shift gearbox – SSG) đã tạo ra một làn sóng mới trong thế giới MotoGP kể từ khi Honda trở thành nhà sản xuất đầu tiên sử dụng nó vào năm 2011. Vào thời điểm đó, hộp số kiểu này được một số người xem là không đúng luật, nhưng nó đã được chỉnh sửa để phù hợp với các quy định của FIM về việc cấm sử dụng hộp số ly hợp kép (loại hộp số không cần dùng côn khi chuyển số). Vào thời điểm đó, Honda tỏ ra khá bí mật về công nghệ này (Hộp số được sản xuất bởi công ty Anh – Zeroshift), nhưng kể từ khi SSG được giới thiệu, sự hiệu quả của nó đã làm gia tăng áp lực lên Yamaha, buộc đội đua màu xanh phải theo bước Honda và những người đòi hỏi điều này lớn nhất chính là các tay đua của họ. Hiện nay Ducati cũng đã có trong tay SSG, trong khi Suzuki và Aprilia cũng đang trên đường hoàn thiện SSG cho chiếc xe của mình.

Câu hỏi đầu tiên của hầu hết mọi người khi được nghe về công nghệ mới này là: “Nó là gì?” và “Nó mang lại lợi ích gì cho các tay đua?”.

Hộp số liền mạch được áp dụng trước tiên ở F1 vào mùa giải 2006. Công nghệ này chỉ mới thực sự được áp dụng vào xe motor trong khoảng 5 năm qua. Hộp số mới này cho phép các bánh răng lái thay đổi mà không cần sử dụng ly hợp (côn). Nó sẽ tốt hơn so với một hộp số thông thường trong việc tiết kiệm nhiên liệu bởi khi chuyển số bằng hộp số thường, khi tốc độ xe giảm thì bộ phận đánh lửa sẽ bị cắt, khi các tay đua mở ga trở lại thì bộ phận đánh lửa phải tái khởi động và làm mất nhiều nhiên liệu hơn.

Ưu điểm chính của SSG là trong thời gian chuyển sang số mới, số cũ vẫn hoạt động, điều này có nghĩa là tay đua vẫn có thể kiểm soát được hoàn toàn chiếc xe trong việc tăng hay giảm tốc độ. Nó sẽ tiết kiệm được nhiên liệu và một khoảng thời gian dù rất nhỏ nhưng lại là rất quan trọng cho các tay đua. Thực tế là với cả upshift và downshift, nó cũng sẽ hữu ích cho việc phanh trễ và giúp việc chuyển góc nhanh hơn. Ngoài ra, việc không cần dùng côn khi chuyển số cũng giúp cho các tay đua có thể tập trung tâm trí vào những mặt khác trong khi đua.

Theo lí giải của ông Gigi Dall’Igna, kĩ sư trưởng thiết kế chiếc Desmosedici GP15 của Ducati thì:”Nhìn một cách logic, khái niệm về SSG cũng khá đơn giản: Sẽ có hai bánh răng sẽ hoạt động cùng một lúc (tương đương với hai số), SSG sẽ có một hệ thống cho phép tự động chuyển sang số khác khi các tay đua mở ga. Nó hoạt động trong cả việc lên số và xuống số. Điều đó có nghĩa số cũ sẽ bị ngắt kết nối ngay sau khi mô-men xoắn hoạt động với số mới.”

Ông Dall’Igna nói thêm:”Ví dụ như thế này: khi bạn đang ở số thứ ba (3), tay đua sẽ đạp cần số để chuyển sang số thứ tư (4) nhưng thực ra, tay đua đó chỉ đưa số (4) vào chế độ chờ sẵn. Trong khi đó thì động cơ vẫn hoạt động với số (3) cho đến khi một hệ thống phức tạp trong SSG chuyển sang số (4). Lúc này này thì mô-men xoắn hoạt động với bánh răng thứ ba (3) sẽ tự động bị vô hiệu hóa. Quá trình này xảy ra trong một khoảng thời gian cực kỳ ngắn, nhanh hơn nhiều so với hộp số truyền thống. Chúng ta đang nói về sự chính xác về mặt cơ khí trong tốc độ cao ở đây. Công nghệ của SSG là cực kì bí mật và mỗi nhà sản xuất chỉ biết về SSG của riêng mình mà thôi. Tuy nhiên, đây là cách thức chung mà SSG hoạt động. Lợi ích cao nhất của nó chính là việc các tay đua vẫn có thể duy trì được tốc độ cao nhất, ngay cả khi chuyển số thì sức mạnh từ động cơ chuyển đến cho xe vẫn không bị ngắt quãng.”.

Một nghiên cứu được thực hiện trong năm 2011 cho thấy, thời gian chuyển số trung bình của Honda là khoảng 8ms, Yamaha là 27ms và của Ducati là 42ms. Điều này cho thấy khoảng cách rất lớn vào thời điểm đó giữa ba nhà sản xuất và là một ví dụ hoàn hảo của sự khác biệt mà SSG đã tạo ra.

Khả năng ứng dụng vào xe thương mại

Trong MotoGP, chi phí của SSG có giá rất cao vì nó là một công trình đang được nghiên cứu, phát triển và sản xuất liên tục. Nhưng nếu được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp, chi phí của SSG có thể được giảm bớt. Việc gắn một chiếc SSG vào xe thương mại chắc chắn sẽ làm tăng giá bán lên nhiều hơn, nhưng nó sẽ là một ‘công cụ’ cực kì hữu ích mà bất cứ người đi xe motor nào cũng muốn có.

(Tham khảo từ Daniel Mackrell và Paolo Gozzi)

-iker-

--

>>Cám ơn bạn đã đọc hết bài "Tìm hiểu về Hộp số trong MotoGP". Mời các bạn xem thêm các bài viết khác trên website Thể thao tốc độ.

Fanpage Thể thao tốc độ
Tin tức
    Tin tức
      Sản phẩm mới nhất trên Shop Tốc độ

      Arai Rx-7 Pedrosa 26

      Arai Rx-7 Pedrosa 26, mũ bảo hiểm Arai phong cách Dani Pedrosa có giá khoảng 13 triệu đồng....
      Góc thông tin