Giám đốc điều hành chặng đua F1 Charlie Whiting cho biết việc các tay đua phải mất nhiều thời gian hơn để ra khỏi chiếc xe năm 2017 của họ (do có thêm kính chắn bảo vệ đầu) là điều bắt buộc chấp nhận để có được lợi ích lớn hơn đó là sự an […]

Charlie Whiting (GBR) FIA Delegate.
Formula One World Championship, Rd1, Australian Grand Prix, Preparations, Albert Park, Melbourne, Australia, Wednesday 14 March 2012.
Ảnh: Charlie Whiting (GBR) FIA Delegate. Formula One World Championship, Rd1, Australian Grand Prix, Preparations, Albert Park, Melbourne, Australia, Wednesday 14 March 2012.

Giám đốc điều hành chặng đua F1 Charlie Whiting cho biết việc các tay đua phải mất nhiều thời gian hơn để ra khỏi chiếc xe năm 2017 của họ (do có thêm kính chắn bảo vệ đầu) là điều bắt buộc chấp nhận để có được lợi ích lớn hơn đó là sự an toàn của các tay đua.

f1-russian-gp-2016-daniel-ricciardo-red-bull-racing-rb12-with-the-aeroscreenf1-barcelona-march-testing-2016-sebastian-vettel-ferrari-sf16-h-running-the-halo-cockpit-c

Hiện nay các đội đang ráo riết thử nghiệm các kiểu kính chắn bảo vệ đầu cho năm 2017. Có 2 kiểu kính chắn đang được thử nghiệm nhiều nhất là kiểu Halo và kiểu Aeroscreen (do Redbull giới thiệu). Whiting cho biết ưu tiên hàng đầu là mạng sống của các tay đua dù cho có phát sinh bất cứ điều gì khác đi chăng nữa.

Trong khi tốc độ giải thoát tay đua ra khỏi xe để thực hiện các cuộc điều trị y tế (trường hợp có tai nạn) tiếp tục là một vấn đề tranh luận thì Whiting cho rằng cả 2 kiểu thiết kế trên đều có cách đóng mở tương đồng và ông không thấy có gì phải tranh luận ở điểm này.

“Cả 2 đều có cùng độ cao, các khung vành và thao tác đóng mở cũng như nhau, tôi không thấy có gì khác biệt ở 2 thiết kế này”- Whiting cho biết.

Whiting cũng tiết lộ rằng, Daniel Ricciardo đã thử nghiệm việc thoát khoải cockpit ở GP nước Nga với kiểu bảo vệ Aeroscreen và kết quả là tay đua người Úc có thể thoát ra như bình thường.

“Hôm thứ 5 chúng tôi đã thử cho Daniel thử thoát khỏi xe kiểu Aeroscreen để bảo đảm anh ấy ok.  Anh ấy chỉ thực hiện có 1 vòng nhưng bạn không bao giờ biết được điều gì sẽ xảy ra.”

“Chúng tôi muốn biết liệu anh ấy có thể thoát khỏi xe trong thời gian định trước hay không. Anh ấy đã thực hiện được và thậm chí còn nhanh hơn trông đợi.”

“Các đội sẽ phát triển các kiểu kính chắn để đảm bảo cho các tay đua có thể dễ dàng thoát ra nhất khi có tai nạn. Nhưng dù cho chúng ta cần nhiều thời gian hơn để làm việc đó thì đó là cái giá mà chúng ta phải chấp nhận để có thể bảo vệ an toàn đầu của các tay đua.”

Whiting cũng cho biết FIA cũng không lo lắng việc bánh xe có thể quệt vào đỉnh nón bảo hiểm của tay đua nếu có tai nạn trong trường hợp kiểu Aeroscreen.

Ông giải thích: “Trong các cuộc thử nghiệm thì nón bảo hiểm không được gắn cố định. Nó chỉ đơn giản là được gắn vào các vị trí được đặt trước. Do đó tác động lên đầu tay đua trong các tai nạn  như vậy sẽ được tối thiểu hóa.”

“Nhưng không có hệ thống an toàn nào hoàn hảo trong mọi tai nạn. Chúng ta đều biết điều đó. Đó là một phần của cuộc sống.”

“Chúng tôi cố gắng bổ sung các yêu cầu kỹ thuật để làm cho cuộc đua trở nên an toàn hơn. Các thiết bị an toàn chỉ để tối hiểu hóa rủi ro khi tai nạn xảy ra mà thôi.”

-cungtuy- (theo motorsport)

Tin tức Tin tức trước đó:

Tin tức Tin tức trước đó: