LÀM THẾ NÀO ĐỂ F1 TRỞ NÊN HẤP DẪN HƠN? (P1)

icon

Mặc dù F1 chưa lâm vào tình huống tồi tệ như vài lời chỉ trích, nhưng thực tế F1 vẫn đang phải đối mặt với những vẫn đề nghiêm trọng.

Chiến thắng của Vettel và Ferrari ở Mã Lai đến theo một cách không thể đúng lúc hơn. Bỏ lại đằng sau một chặng đua mở đầu “ngốc nghếch” ở Australia; những sự kiện ở Sepang đã giúp F1 tránh được cơn lũ bạc Mercedes đồng thời (tạm thời) chấm dứt những tiếng kêu gào về việc F1 đang đánh mất bản chất của môn này.

Nhưng điều đó không giúp cho F1 tránh được những vấn đề nan giải mà nó đang gặp phải. Những tranh luận bất tận về việc F1 đang đối mặt với một tương lai bất bênh và những chỉ trích về việc có quá ít giải pháp cho nó. Nên phân chia miếng bánh thương mại như thế nào? Có nên quy định một mức trần chi phí? Các quy định về kỹ thuật nên được nới rộng hay bó hẹp? Có nên quy định để cho chiếc xe đua dễ lái hơn không? Nên quay lại với các động cơ rẻ tiền nhưng ồn ào hơn hay tiếp tục chuyển sang các động cơ sạch, tiên tiến nhưng yên ắng hơn? Vv…

Lượng khán giả xem F1 qua truyền hình đang giảm; những nguồn tài trợ ngày càng khó kiếm. Quyết định chuyển sang động cơ 1.6 lit Turbo đồng nghĩa với việc F1 chưa bao giờ đắt đỏ cho các nhà sản xuất để có thể tham gia cuộc chơi như hiện nay. Và thật sự có rủi ro lớn đối với việc bảo đảm số lượng đội đua (đủ đông) tham gia trong khi chi phí phát triển cho những công nghệ mới và cực kỳ phức tạp lại không ngừng tăng. Do đó trước khi chiến thắng bất ngờ của Vettel, trong bối cảnh cuộc chơi đã bị thống trị quá lâu bời đội đua Mercedes đã gieo những cảm giác khó chịu cho mọi đối tượng từ bên ngoài đến trong trường đua.

Tuy nhiên, vẫn có những giá trị mà F1 luôn luôn tự hào. Đó là môn thể thao có sức hấp dẫn mãnh liệt mang tinh toàn cầu và đã tạo được danh tiếng là đỉnh cao của các môn tốc độ, cả về yếu tố kỹ thuật lẫn con người. Mặc dù nó đang vật lộn với các vấn đề như bản sắc môn thi, định hướng phát triển, những vấn đề tài chính và lượng khán giả thì nó vẫn đang có được những giá trị to lớn.

Đây là môn thể thao luôn luôn phát triển; một tiến bộ kỹ thuật có thể đem đến lợi thể khủng khiếp trên đường đua. Thường thì luôn có các điều luật để giới hạn những ưu thế kỹ thuật của đội nào đó (cũng như để gia tăng độ an toàn). Nhưng những quy định thế này, mặt khác cũng làm tạo ra những cơ hội để thay đổi bản sắc và hướng phát triển của môn thể thao này nếu có ai đó sẵn sàng làm điều đó.

Vấn đề là, những đồng thuận giữa những nhân vật này gần như không bao giờ có thể đạt được. Các đội đua có quyền đồng ý với các quy tắc chung, nhưng phải miễn cưỡng đặt mối quan tâm riêng của họ ra một bên để tạo nên luật chơi của môn thể thao này. Những nhà đầu tư, những người quan tâm đến mảng thương mại của môn thể thao này, không quan tâm đến sự đảm bảo về việc ổn định tài chính lâu dài để thực hiện đầu tư và những nhà làm luật của môn thể thao này gặp vấn đề trong việc tạo ra một sân chơi bình đẳng cho những đối tác đầy quyền lực này.

Nhưng, tổng kết lại, có hai cơ hội lớn để dẹp các tranh cãi này qua một bên và làm cho môn thể thao này trở nên hấp dẫn hơn. Về ngắn hạn, các cuộc thảo luận đang diễn ra gay gắt để quy định các luật lệ áp dụng từ mùa giải 2017; mà nếu thành công có thể tái định hình lại yếu tố cỗt lõi của môn thể thao này-đó là những chiếc xe đua. Bên cạnh đó, những thỏa thuận thương mại mới nhất giữa những cổ đông và đội đua hiện tại (quy định cũ sẽ hết hạn năm 2020) cũng sẽ củng cố vấn đề tài chính của F1.

Nhưng F1 sẽ như thế nào trong các năm tới? Nó phải thay đổi thế nào để thu hút thêm khán giả; phải thay đổi thế nào để những bên tham gia đều cảm thấy có lợi ích?

Làm cuộc đua trở nên khó đoán

Chiến thắng của Vettel tại Mã Lai, khi anh tối ưu hóa chiến thuật 2 pit để giành thắng lợi trước bộ đôi phải 3 lần pit của Mercedes; gợi ý rằng: bất cứ thay đổi nào đối với luật lệ đều phải nhắm đến sự tăng cường kịch tính cuộc đua. F1 sẽ tiếp tục thành công và phổ biến nếu làm được điều này.

Giống như bất kỳ môn thể thao nào, F1 sẽ trở nên nhàm chán nếu nó trở nên quá dễ đoán. Còn gì hấp dẫn nến bạn đoán đúng kết quả cuộc đua hết lần này đến lần khác? Chúng ta có quả cầu tiên tri, không ai có thể chắc chắn 100% kết quả. Nhưng nếu một đội đua, một tay đua quá nhanh so với phần còn lại. Họ sẽ thắng trong phần lớn chặng đua. Kết quả ngày càng dễ đoán và người xem ngày càng chán nản và bỏ sang xem các môn khó đoán hơn.

Các cuộc đua càng kịch tinh, càng khó đoán mà không làm thay đổi bản chất của cuộc đua F1, thì lượng người xem càng đông. Bản chất cơ bản của cuộc đua F1-nỗ lực hoàn thành một chặng đua trong thời gian nhanh nhất có thể- phải luôn luôn tồn tại. Câu hỏi là: làm sao thực hiện điều đó cho người hâm mộ?

Để trả lời câu hỏi này. F1 phải xem xét cẩn thận các yếu tố làm cuộc đua thêm kịch tính. Số lượng các cú vượt mặt là một trong các yếu tố quan trọng; nhưng điều này chỉ là kết quả của các yếu tố khác, nên không cần phải phân tích chi tiết nhiều. Tiêu điểm ở đây vẫn là vấn đề khí động học truyền thống; nhưng nếu tình cách giảm downforce tự động thì chiếc xe sẽ chậm hơn và làm suy yếu đi một trụ cột quan trọng của F1-Tốc độ.

Vấn đề ở đây là làm cuộc đua trở nên khó đoán. Các đội đua chi hàng triệu Đô la để lên các phương án cho chặng đua. Sau đó họ thực hiện phương án mà họ cho rằng sẽ có kết quả tốt nhất. Họ chạy giả lập, lên chiến thuật cho chặng đua và thông thường kết quả cuối cùng so với dự đoán của họ chỉ sai nếu có các yếu tố không lường trước xảy ra ví dụ như những sự cố trên đường đua hay sự khó lường của lốp xe.

Malaysia là một ví dụ điển hình trong việc tạo ra một chặng đua hấp dẫn. Điều kiện cực nóng của trường đua làm cho yếu tố tưởng như là công bằng cho các đội đua- Lốp xe- trở nên khó kiểm soát. Đột nhiên, những chiến thuật và thiết lập xe được lên kỹ lưỡng trước chặng đua bỗng trở nên vô tác dụng làm cho các đội đua phải có các phản ứng khác nhau từ đó có những kết quả khác nhau. Nếu chúng ta có thể tạo ra các điều này thường xuyên thì các cuộc đua F1 sẽ ngày càng hấp dẫn hơn.

Đề xuất

Thay đổi cách lựa chọn bộ lốp hiện tại với việc có thể chọn lốp ngẫu nhiên cho mỗi chặng đua. Điều này làm cho dữ liệu về lốp trở nên vô nghĩa; làm cho các đội đua và tay đua phải suy nghĩ nhiều hơn về việc quản lý lốp. Điều này công bằng cho các đội vì chúng ta chỉ có một nhà cung cấp lốp. Nếu nhà cung cấp lốp lựa chọn các bộ lốp càng nhạy cảm với trường đua, các đội đua càng khó khăn trong việc chọn bộ lốp tối ưu cho bề mặt đường đua.

Cân bằng hóa các xe

Chiến thắng của Hamilton tại Australia gây nên sự lo ngại về một mùa giải độc bá nữa của Mercedes; Điều hành đội đua Redbull- Christian Horner đã kêu gọi một sự công bằng về động cơ nếu F1 không muốn mất đi khán giả của mình.

Ông lý giải: Sự cân bằng động cơ sẽ khép lại những ưu thế vượt trội mà một đội có thể đạt được và làm cho cuộc đua thêm hào hứng. Horner không cô đơn, rất nhiều ý kiến từ các đội đua cho rằng sự cân bằng của các xe (giống như giải đua GT racing) là một giải pháp đáng xem xét.

Những tranh cãi về trần ngân sách đã diễn ra hàng năm, có vài đề xuất về việc F1 sẽ chỉ còn 1 nhà cung cấp động cơ hay thậm chí một nhà sản xuất xe chung tương tự các giải đua trẻ; điều này sẽ giảm chi phí tối đa; bởi vì chi phí phát triển xe bị loại bỏ hoàn toàn và giải đua đơn thuần chỉ còn là giải vô địch của các tay đua do đó làm cho khán giả sẽ chỉ còn tập trung đánh giá các màn trinh diễn của các tay đua ngôi sao giống cách như họ làm khi xem các giải đua ít công nghệ hơn. Không còn các yếu tố công nghệ hỗ trợ, trình độ các tay đua dễ so sánh hơn.

Không còn nghi ngờ gì nữa, các cách trên sẽ triệt tiêu những ưu thế vượt trội. Nhưng câu hỏi là có thật sự nó sẽ giúp ích cho F1? Đáng buồn là không.

Bất kỳ ai đã xem các giải đua trẻ khi các xe được cung cấp bởi một nhà sản xuất, thì đều thống nhất rằng, cuộc đua đó chỉ giống như một đám rước. Các cuộc đua này chỉ trở nên sống động khi có một yếu tố nào đó tác động (như thời tiết hay sự đảo ngược trật tự xuất phát). Và tuy không có các yếu tố ưu thế vượt trội nhưng hầu như luôn luôn có một đội đua hoặc một tay đua thống trị.

Việc cân bằng hóa yếu tố kỹ thuật vô hình trung bỏ quả một yếu tố làm cho F1 trở nên độc nhất vô nhị-Công nghệ; dù không đảm bảo được sẽ tăng sự hấp dẫn cho cuộc đua. Có lẽ F1 nên thử nghiệm các yếu tố mà có thể thêm vào không mấy khó khăn; đó là Cách tổ chức cuộc đua.

Việc thay đổi cách chạy phân hạng thành 3 phần đua phân hạng năm 2006 đã đem lại một hiệu ứng to lớn. Chỉ một thay đổi nhỏ mà đạt được kết quả như thế mà không gặp phải sự phản đối nào của các tay đua và đội đua, vì nó công bằng cho tất cả. Thế thì tại sao chúng ta không tiến xa hơn.

F1 có 5 tiếng trước mỗi chặng đua, và 5 tiếng này nên được sử dụng theo những cách rất khác với hiện nay. Tìm ra những cách tổ chức đua thử khác, điều này không làm tăng chi phí. Thậm chí đây là một lĩnh vực mà F1 có thể triển khai mà không tốn phí.

Một trong những vấn đề mà các nhà tổ chức chặng đua đối mặt là thu hút người xem đến trong ngày thứ 6 khi tổ chức 2 buổi với 3 tiếng thử xe mà hoàn toàn không có yếu tố cạnh tranh. Do đó F1 vô tình đã đánh mất một cơ hội thu hút người xem. Do đó vấn đề là F1 nên giảm bớt các phiên chạy thử mà thay vào đó là các cuộc đua nho nhỏ. Nhà tổ chức nên cung cấp cho người hâm mộ những màn trinh diễn hấp dẫn từ thứ 6; còn các đội đua không còn thời gian thử nghiệm để tìm ra thiết lập tốt nhất nên càng là cho cuộc đua khó đoán hơn.

Thêm nữa, thứ tự xuất phát trong cuộc đua chính hoàn toàn giống với thứ tự ngày đua phân hạng càng làm kết quả cuộc đua thêm dễ đoán. Rất dễ thay đổi cách tổ chức đua này. Khi chúng ta tổ chức các cuộc đua mini vào thứ 6 và thứ 7 (với thứ tự xuất phát được xác định một cách ngẫu nhiên nhưng công bằng, tức là cuộc đua này tay đua này được xếp trên thì cuộc đua sau tay đua đó lại xếp dưới), kết quả các cuộc đua này sẽ làm trật tự xếp hạng cho cuộc đua chính ngày chủ nhật.

Điều này làm cho không chỉ các cuộc chạy ngày thứ 6 thêm hấp dẫn mà còn làm ảnh hưởng đến thành tích chung của cả chặng đua.

Đề xuất

Vào thứ 6, chỉ còn một tiếng đua thử vào buổi sáng trước khi tổ chức 1 tiếng chạy tính giờ (tương tự chạy phân hạng) vào buổi chiều. Có điểm thưởng cho thành tích chạy tính giờ này. Điều này cho phép khán giả theo dõi những chiếc xe nhanh nhất hành tinh, khi chạy với bộ lốp mới tinh với thùng xăng vơi.

Vào thứ 7, tổ chức 3 cuộc đua nhỏ sao cho mỗi tay đua đều xuất phát ở đầu đoàn, giữa đoàn và cuối đoàn. Có điểm thưởng cho mỗi chặng đua nhỏ này. Và điểm tổng hợp của ba chặng đua này và chặng đua ngày thứ 6 sẽ làm căn cứ xuất phát cho ngày đua chủ nhật.

-Lược dịch-

--

>>Cám ơn bạn đã đọc hết bài "LÀM THẾ NÀO ĐỂ F1 TRỞ NÊN HẤP DẪN HƠN? (P1)". Mời các bạn xem thêm các bài viết khác trên website Thể thao tốc độ.

Fanpage Thể thao tốc độ
Tin tức
    Tin tức
      Sản phẩm mới nhất trên Shop Tốc độ

      Arai Rx-7 Pedrosa 26

      Arai Rx-7 Pedrosa 26, mũ bảo hiểm Arai phong cách Dani Pedrosa có giá khoảng 13 triệu đồng....
      Góc thông tin