Các chiến lược có thể thực hiện ở Monaco
Monaco được xem là chặng đua danh giá nhất trong năm- đặc tính trường đua nhỏ hẹp, nhiều rào chắn, các góc cua tốc độ cực thấp, và sự thay đổi ánh sánh khi vào ra đường hầm… làm tăng khả năng xử lý sai lầm của các tay đua, do đó khả năng xe […]
Thể thao tốc độ xuất bản ngày
Monaco được xem là chặng đua danh giá nhất trong năm- đặc tính trường đua nhỏ hẹp, nhiều rào chắn, các góc cua tốc độ cực thấp, và sự thay đổi ánh sánh khi vào ra đường hầm… làm tăng khả năng xử lý sai lầm của các tay đua, do đó khả năng xe an toàn xuất hiện rất cao khiến cho các tay đua và đội đua phải cực kỳ linh hoạt đối với bất kỳ sự cố nào phát sinh trên đường đua. Dù mỗi mùa giải đều có những thay đổi về điều luật hay người tham gia, nhưng bằng cách phân tích các chặng đua trước đây ở Monaco chúng ta có thể hình dung những kịch bản dễ xảy ra nhất cho chặng đua cuối tuần này.
-Trong điều kiện lý tưởng, chiến thuật 2 stop sẽ nhanh hơn chiến thuật 1 stop tầm 30 giây.
-Thời điểm vào pit thay lốp là cực kỳ quan trọng. Các đội sử dụng chiến thuật 1 stop thường yêu cầu tay đua vào pit khi chặng đua diễn ra hơn một nửa. Lý do là họ sẽ tận dụng được việc các tay đua 2 pit sẽ bị kẹt sau các tay đua chậm hơn sau lần pit đầu tiên, thời gian họ bị kẹt là khoảng thời gian vàng cho các tay đua 1 pit gia tăng khoảng cách.
-So với các trường đua khác, việc vượt các tay đua bị bắt vòng ở Monaco thường lâu hơn. Ở Monaco, tay đua dẫn đầu thường mất 15 vòng để bắt vòng tay đua cuối. Các đội đua phải tính toán thời điểm vào pit để tránh phiền phức này.
-10 chặng trong số 15 chặng Monaco gần đây, xe an toàn được triển khai. Do đó các đội đua ngoài xem xét các yếu tố trên còn phải tính tới khả năng xuất hiện xe an toàn.
-Chỉ có 1 trong 4 chặng đua Monaco gần đây, xe an toàn không làm thay đổi chiến thuật cuộc đua, đó là vào năm 2012 khi Mark Webber chiến thắng. Còn năm 2013 sau đó, người chiến thắng Nico Rosberg cả hai lần vào thay lốp đều ngay sau khi xe an toàn được triển khai.
-Trường hợp xe an toàn xuất hiện ngay những vòng đầu tiên thì thường không có sự thay đổi chiến thuật stop của các đội trừ trường hợp đối với các đội đua “không có gì để mất”-họ sẽ mạo hiểm thay bộ lốp mới. Bởi vì độ mòn của lốp, dù rất thấp, nhưng vấn đủ để họ tin rằng có thể kiềm giữ các xe đua khác đến vòng cuối cùng.
-Khoảng vòng 20, tình thế thay đổi- sự xuất hiện xe an toàn sẽ khiến các tay đua vào thay lốp hàng loạt.
-Lần stop này sớm hơn so với kế hoạch. Do đó khi kết thúc chặng đua, các tay đua dẫn đầu sẽ bắt vòng các tay đua cuối. Điều này vẫn tốt hơn việc họ không vào pit (theo kịch bản trên), họ sẽ không thể tạo khoảng cách an toàn cho đến khi họ phải vào pit theo luật.
-Vị trí xe trên đường đua cũng đóng yếu tố quan trọng. Khi các tay đua thường vào pit lần 2 một cách đồng loạt, sẽ có những tay đua cố gắng tận dụng điều này.
-Chiến thắng của Sebastian Vettel năm 2011 là một ví dụ rất tốt về tầm quan trọng của vị trí trên đường đua. Năm đó, Vettel đã chặn đứng những áp lực từ Jenson Button và Fernando Alonso dù phải chạy trên một bộ lốp cũ hơn rất nhiều. (Nhưng năm đó Vettel cũng được hưởng lợi từ việc cuộc đua phải tạm dừng khi chặng đua còn 10 vòng nữa).
-cungtuy-