Cách quan sát độ bám đường của front end trên xe F1

Như đã hứa, thethaotocdo sẽ mang tới cho quý độc giả bài viết phân tích nguyên nhân thất bại của Raikkonen trong mùa đua 2014. Tuy nhiên, để dễ dàng hơn cho quý độc giả nắm bắt trọn vẹn vấn đề, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một chút về front end trên xe […]

Thể thao tốc độ xuất bản ngày

Như đã hứa, thethaotocdo sẽ mang tới cho quý độc giả bài viết phân tích nguyên nhân thất bại của Raikkonen trong mùa đua 2014. Tuy nhiên, để dễ dàng hơn cho quý độc giả nắm bắt trọn vẹn vấn đề, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một chút về front end trên xe đua.

Front end, về định nghĩa, là toàn bộ nửa trên của thân xe, bao gồm cả mũi, là một phần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tổng thể khí động học của chiếc xe  Phong cách lái của các tay đua sẽ phải phụ thuộc khá nhiều vào độ bám đường trên front end.

Người xem chúng ta cũng có thể biết được độ bám của front end là nhiều hay ít, bằng cách quan sát từ bên ngoài hoặc qua camera onboard, khi xe vào cua. Hôm nay, thethaotocdo sẽ giới thiệu với quý độc giả phương pháp thứ hai, là nhìn từ trong xe, qua máy quay trên đầu tay lái.

Thực ra, muốn phát hiện ra mức độ bám của front end dùng cách này không khó, chỉ cần quan sát tinh tế một chút. Chúng ta chú ý tới vô lăng của tay đua, bởi hầu như mọi phản hồi từ front end mà họ cảm nhận thấy đều là qua vô lăng. Nếu chiếc xe có front end khỏe (nghĩa là đầu xe cho độ bám lớn) thì khi tay đua xoay vô lăng vào cua, ta cảm thấy nó rất “êm” và “đầm”. Ngược lại, nếu front end yếu, dường như vô lăng rất “nhẹ”, và khi đánh lái sẽ cho cảm giác “nhanh” hơn. Chúng ta cùng xem video sau, tại Sector 1 trường đua Austin, từ 0’20 cho tới 0’26. Sector này được kỹ sư Hermann Tilke thiết kế với nguồn cảm hứng tới từ Sector 1 của Suzuka. Là một tổ hợp gồm nhiều khúc cua tốc độ cao, đổi hướng liên tục. Đây là kiểu khúc cua đòi hỏi rất nhiều về độ bám của front end, vì nếu phần mũi không bám đường, nó rất dễ làm cho xe đua bị văng đầu (Understeer), từ đó sẽ bị trượt khỏi vệt đường lý tưởng.

Chúng ta lưu ý nên quan sát nhiều lần và thật kỹ vô lăng của Alonso thì khi chuyển sang xem tiếp video thứ hai mới thấy được sự khác biệt:

Và bây giờ hãy xem tay lái của Raikkonen trên chiếc Lotus ở sector 1 ấy:

Rõ ràng, sự khác biệt là khá lớn. Do front end xe F14T rất yếu nên Alonso có thể đánh vô lăng cực kỳ mạnh và biên độ lớn hơn hẳn Raikkonen. Ngược lại, tay đua người Phần Lan thao tác nhẹ nhàng hơn rất nhiều, vì mũi xe của chiếc Lotus cho độ bám tuyệt vời. Điều này còn được thể hiện rõ hơn ở đoạn 0’15, trong video nhà VĐTG năm 2007 đang bám đuổi Hulkenberg. Tay đua của Force India đang ở phía trước Raikkonen, sau cú bẻ lái gấp sang phải để vào cua, đã bị Understeer và trượt đi khá xa, hệ quả của một front end yếu. Còn Người Tuyết, do mũi xe quá bám đường nên tránh được Understeer, và do vậy, khi chạy tới ở giữa khúc cua, ta thấy rõ ràng là racing line của Raikkonen hẹp hơn Hulkenberg rất nhiều.

Trong cuộc đua, do có rất nhiều điều kiện ngoại cảnh tác động mà độ bám trên front end cũng phải cần thay đổi theo để tay đua có thể dễ dàng thích nghi. Họ có thể tranh thủ những lần vào pit thay lốp để chỉnh độ nghiêng của các chi tiết trên cánh gió trước. Trước khi vào pit, kỹ sư đường đua sẽ thưởng hỏi ý kiến tay lái xem có cần chỉnh cánh hay không, nếu có thì là tăng hay giảm góc nghiêng. Sau đó, khi xe dừng lại, sẽ có hai thợ máy, mỗi người đứng một bên, trên tay cầm sẵn một thiết bị giống như chiếc máy khoan để thực hiện các thay đổi. Chúng ta cùng theo dõi thao tác của họ trong video sau:

 -GL550-

Tin liên quan: