F1 và những kỷ lục lạ lẫm
Thể thao tốc độ xuất bản ngày
Bạn đã từng thắc mắc đâu là phiên phân hạng sít sao nhất trong lịch sử F1 chưa? Hoặc tay đua nào có sự nghiệp ngắn nhất? Chúng ta hãy cùng thử nêu tên 1 số kỷ lục bất ngờ của môn thể thao tốc độ nhất hành tinh này. – Cùng khui sâm banh: […]

Bạn đã từng thắc mắc đâu là phiên phân hạng sít sao nhất trong lịch sử F1 chưa? Hoặc tay đua nào có sự nghiệp ngắn nhất? Chúng ta hãy cùng thử nêu tên 1 số kỷ lục bất ngờ của môn thể thao tốc độ nhất hành tinh này.
– Cùng khui sâm banh: Trong số các tay đua hiện tại, Lewis Hamilton (49 chiến thắng-96 podium), Sebastian Vettel (42-84) và Fernando Alonso (32-97) là các tay đua có số lần chiến thắng và số lần lên podium nhiều nhất. Nhưng họ chỉ cùng nhau lên podium xịt sâm banh chỉ có 3 lần ở các chặng đua GP nước Mỹ 2012; GP Canada 2013 và GP nước Bỉ 2013.
-Khắc tinh: Bạn sẽ nghĩ gì nếu biết 2 tay đua có số chiến thắng nhiều nhất ở mùa giải F1 1997 là Jacques Villeneuve (7 chiến thắng) và Michael Schumacher (5 chiến thắng) lại không 1 lần lên podium cùng nhau trong mùa giải đó.
-Hattrich ngược đời: Nói đến hattrick trong F1 chúng ta thường liên tưởng tới việc 1 tay đua đoạt pole, lập thành tích nhanh nhất và chiến thắng chặng đua đó. Nhưng tay đua người Đức Hans Heyer lại lập 1 hattrick khác, 1 hattrick mà ông không bao giờ mong muốn đó là bị DNQ (không đua phân hạng); DNF (không hoàn thành chặng đua) và DSQ (không xếp hạng). Thành tích buồn này được ông lập ở chặng đua nhà Hockenheim năm 1977.
-Cùng đoạt pole: Chặng đua GP Châu Âu năm 1997 chứng kiến kết quả phân hạng sít sao nhất trong lịch sử khi có 3 tay đua là Jacques Villeneuve; Micheal Schumacher và Heinz-Harald Frentze cùng lập thành tích nhanh nhất là 1m27.072s. Vị trí xuất phát đầu tiên được tính cho Villeneuve vì ông là người đầu tiên lập được thành tích trên, kế đến là Schumacher và Frentze. Tuy nhiên không ai trong 3 người chiến thắng cuộc đua sau đó. Người chiến thắng là Mika Hakkinen (dù chỉ xuất phát từ thứ 5).
-Khoảng cách khủng khiếp: Nếu như ngày nay người hâm mộ có thể có cảm giác chán nhán trước sự thống trị của Mercedes thì ở chặng đua nước Bỉ năm 1963, huyền thoại Jim Clark đã về nhất trước 5 phút so với người về thứ 2. Chính xác là 4 phút 54 giây. Ở chặng đua đó, trừ người về nhì là Bruce Mclaren thì ông đã bắt vòng tất cả các tay đua khác.
-Vị trí xuất phát tốt là 1 ưu thế: Rõ ràng ở F1 thì việc có được 1 chiếc xe tốt và vị trí xuất phát tốt là lợi thế cực kỳ quan trọng để chiến thắng. Sebastian Vettel đã 42 lần chiến thắng và toàn bộ 42 lần đó anh được xuất phát trong top 3. Việc không thể có chiến thắng khi phải xuất phát từ các vị trí thấp là một điểm trừ trong sự nghiệp huy hoàng của Vettel nhưng anh có thể an ủi vì có huyền thoại Juan Manuel Fangio cũng bị tình trạng tương tự.
-Nhưng vị trí xuất phát tốt không chắc sẽ đem lại thành công: Đó là trường hợp của tay đua người Ý Teo Fabi. Ông có 3 lần đoạt pole nhưng không thể bảo vệ được vị trí dẫn đầu sau vòng đua thứ 1 trong cả 3 lần đó (và cũng không thể chiến thắng). Trong sự nghiệp 64 chặng đua F1 của mình, tay đua này cũng không thể dẫn đầu 1 vòng đua nào.
-Cha truyền con nối: Có tổng cộng 12 cặp cha con từng thi đấu F1 (hiện tại Rosberg và Verstappen là các tay đua có cha cũng thi đấu F1). Thành công nhất trong số này là Graham Hill và Damon Hill khi cả 2 đều từng lên ngôi vô địch F1. Một điều thú vị là cả 2 cùng từng thi đấu cho đội đua Braham. Và ở chặng đua cuối cùng mà họ thi đấu cho Braham thì họ đều về đích ở vị trí 11.
-F1 cũng có vòng luân hồi: Bạn sẽ nghĩ gì khi biết được rằng Micheal Schmacher chiến thắng trong chặng đua F1 đầu tiên của Jenson Button, còn Button lại chiến thắng trong chặng đua F1 cuối cùng của Schumacher. Điều tương tự xảy ra với cặp Alain Prost và Ayrton Senna và một số cặp đua khác. Còn hiện tại thì Kimi Raikkonen là tay đua chiến thắng trong chặng đua F1 đầu tiên của Lewis Hamilton, và Fernando Alonso chiến thắng chặng đua F1 đầu tiên của Nico Rosberg. Liệu vòng luân hồi thú vị này có lặp lại???
-Vị trí cuối cùng: Không ai thích về cuối trong một cuộc đua, nhưng vị trí cuối cùng đó có thể là thứ 15, 16 hoặc 22, 23. Và trong lịch sử F1 chỉ có 1 tay đua được công nhận về đích thứ 24 đó là Narain Karthikeyan. Mùa giả F1 2011 có 12 đội và 24 tay đua tham gia, chỉ có 1 chặng đua trong mùa giải đó mà cả 24 tay đua cùng về đích đó là GP Châu Âu 2011. Tất nhiên người về cuối cùng là người về thứ 24. Cũng phải nói thêm là trong lịch sử không thiếu các chặng đua có trên 24 tay đua tham gia, nhưng sự khốc liệt của F1 làm cho số lượng các tay đua hoàn thành chặng đua là không lớn như con số tay đua tham gia.
-Vòng đua nhanh nhất hi hữu: Ở Donigton Park 1993, Ayrton Senna bất ngờ vào pit ở vòng 57 với ý định thay lốp, tuy nhiên các kỹ thuật viên của Mclaren không chuẩn bị kịp nên ra hiệu cho Senna tiếp tục đi thẳng. Kết quả là Ở vòng đó Senna lập thành tích vòng đua nhanh nhất. Cũng phải nói thêm là thời đó chưa có quy định giới hạn tốc độ khi vào pit như hiện tại.
-cungtuy- (theo formula1)