Gã đã từng là một sát thủ trên đường chạy, đứng tên vô vàn “tiền án” bất hủ trong quá khứ với lối đua “thà đâm nhầm còn hơn bỏ sót”. Thông thường, khi bức xúc vì đồng nghiệp chạy ẩu, các tài xế thường chỉ điện về cho kỹ sư đường đua để chửi […]

Ảnh Thể thao tốc độ.
Ảnh: Ảnh Thể thao tốc độ.

Gã đã từng là một sát thủ trên đường chạy, đứng tên vô vàn “tiền án” bất hủ trong quá khứ với lối đua “thà đâm nhầm còn hơn bỏ sót”. Thông thường, khi bức xúc vì đồng nghiệp chạy ẩu, các tài xế thường chỉ điện về cho kỹ sư đường đua để chửi bới. Đằng này, gã bị Webber chỉ mặt và gán cho nghệ danh “Thằng Chí Phèo ở vòng một”. Đi qua nhiều bão tố của sự nghiệp, gã đã từng được đội đua giàu truyền thống nhất lịch sử phóng vấn để về thay Người Tuyết, đã từng được trải thảm đỏ về làm thủ lĩnh ở một đội đua mới…

Thủa hàn vi, gã là đạo diễn trứ danh của những bộ phim “hành động“ ở vòng đua đầu tiên, trong đó có bom tấn Spa 2012. Hôm nay, dù chưa được nhiều người thừa nhận, nhưng dưới con mắt của các chuyên gia trong paddock, gã đã vươn đến tầm một tài năng đích thực. Gã là Grosjean !  

article-2071948-0F1CC90300000578-789_306x423 (1)

Grosjean thời thanh niên.

Bắt đầu chính thức vào biên chế đội đua Bông Sen từ mùa 2012 nhưng Grosjean đã được biết đến từ bảy năm về trước, bởi gã được chọn để chạy chữa cháy cho Nelson Pique. Thực tế, nếu nhìn qua thì Grosjean có một lý lịch trất sáng sủa. Gã đã từng vô địch tất cả các thể thức trong sự nghiệp cầm lái của mình (trừ F1, tất nhiên là như vậy). Điều đó cho thấy bản năng tốc độ là một năng khiếu đã có sẵn trong người của gã tài xế quê Thụy Sĩ này.

Nói về các chiến tích của gã thì có khi phải mất cả buổi để liệt kê khéo cũng chưa đủ. Giai đoạn lượt về mùa đua 2009, gã được đôn lên đội một của Renault, đội đua tiền thân  (rất có thể sẽ là…hậu thân) của Lotus bây giờ. Ngay khi vừa “lên lớp”, gã đã sớm chứng tỏ năng khiếu trong những vòng đua đầu tiên của mình.

Chặng một, gã dùng cánh gió trước làm vũ khí để “hành hung” Badoer. Chặng tiếp theo, gã có một cú xuất phát vào loại “cảm tử”, nạn nhân lần này là Button. Chặng thứ ba, gã tiếp tục làm loạn đoàn đua ngay khi vừa xuất phát, khiến xe bị hư hại rất nặng. Như vậy, ba chặng đua F1 đầu đời của mình, Grosjean không lần nào giữ được chiếc xe lành lặn quá…một vòng.

article-0-06957C24000005DC-112_468x286

Hình ảnh quen thuộc năm 2009.

Người gã thay thế ở Renault năm ấy là Pique. Tay đua này đã làm vỡ lở vụ scandal nổi tiếng Crash Gate tại Singapore năm 2008 khi cố tình lao vào tường để thực hiện âm mưu của Renault nhằm điều khiển của đua theo hướng có lợi cho đội. Ngay lần đầu tiên tới Marina Bay tham dự chặng Singapore 2009, Grosjean mắc lỗi, gã trượt bánh sau, xoay như chong chóng trước khi chiếc xe rúc vào hàng rào. Trớ trêu thay, tai nạn này của gã giống y chang pha “tự sát” của Pique ngày nào, thậm chí là xảy ra tại…cùng một khúc cua luôn!

Hết mùa đua đó, Bông Sen sợ quá đã phải đẩy vội hắn xuống những thể thức thấp hơn để tích lũy thêm kinh nghiệm.

Sau hai năm đi tu nghiệp tại Sportscar và GP2, đã dành chức vô địch tại đây, gã quay lại Bông Sen để đồng hành cùng Người Tuyết Raikkonen. Nhưng đây chưa phải là thời điểm gã hoàn toàn tu tỉnh, sai lầm vẫn liên tiếp xảy ra. Đỉnh điểm là lần đại náo thiên cung tại Bỉ.

Vẫn là vòng 1, gã chèn Hamilton ra cỏ khiến chiếc McLaren mất lái và lao không kiểm soát về phía trước, kéo theo sự va chạm của một loạt xe đua khác. Đây là một cú va chạm rất đáng sợ khi chỉ chút nữa là xe của Grosjean bay thẳng vào đầu Alonso. FIA đã xử rất nặng khi ra phán quyết treo vô lăng Grosjean một chặng, hình phạt nặng nhất trong khoảng 20 năm qua. Grosjean cho biết gã nhận được rất nhiều bài học quý báu và hứa sẽ chạy cẩn thận hơn!

Vụ va chạm nổi tiếng tại Spa bốn năm về trước.

Sau một chặng Ý GP phải ngồi chơi xơi nước vì uy hiếp sự an toàn của ba tài xế tại Bỉ, ngay khi quay trở lại đường chạy ở chặng Nhật, Grosjean đã cho thấy mình tiến bộ vượt bậc khi ở vòng đua đầu tiên tại Suzuka, gã chỉ cho có mỗi Webber trải nghiệm cảm giác mạnh, bằng một cú đâm như búa bổ vào thân xe chiếc Red Bull.

Lần này, không ai chịu nổi nữa, cả làng đua bức xúc, lên tiếng chỉ trích. Webber gay gắt nói với phóng viên: “Tôi chả biết chuyện gì đã xảy ra với mình cho tới khi đội thông báo: lại là thằng Chí Phèo ở vòng 1. Trong khi cả lũ nỗ lực dành những kết quả tốt, riêng thằng đấy nó chỉ rình rình làm thế nào để chạy tới khúc cua thứ 3 nhanh nhất có thể mà thôi.”

Maldonado cũng rất hay gây tai nạn lãng xẹt, nhưng ít khi để ảnh hưởng tới người khác mà thường chỉ tự làm hỏng xe mình là chính.  Nói như vậy để biết rằng Grosjean còn cá biệt hơn rất nhiều.

Tổng kết mùa đua, có 20 GP thì Grosjean gây tai nạn trong vòng 1 ở…tám chặng, thành tích vô tiền khoáng hậu! Và nếu như Bông Sen không quá nghèo và nhà tài trợ nhiên liệu của họ không phải là Total – một nhãn hiệu của Pháp, đơn vị chống lưng cho Grosjean thì chắc chắn giờ này gã đã biến mất khỏi bản đồ F1 !

image6.img.640.medium (2)

Maldonado và Grosjean đôi khi cũng cho thấy họ là một cặp bài trùng…

Đó là một quá khứ bất hảo của gã. Nhưng trong cuộc sống, không có ai không mắc sai lầm bao giờ. Vấn đề là bao giờ người ta tái phạm. Mùa đua 2013 mở màn tương đối êm đềm, đã bắt đầu có dấu hiệu hoàn lương. Những tưởng sau một thời gian dài im hơi lặng tiếng, Grosjean đã thực sự “tu tỉnh”, nhưng hóa ra, gã chỉ đang…lấy đà. Sau khi đã đủ “đà”, gã bắt đầu hành động!

Đó là tại Monaco GP, trong ba phiên chạy tập, gã lao vào hàng rào…ba chuyến trong đó có hai lần nát xe. Quả là khó lý giải !

Mùa giải ấy là cả một câu chuyện dài. Sau rất, rất , rất nhiều lần gây gổ, làm loạn đoàn đua, Grosjean đã dần dần tiến bộ lên đáng kể Từ khi Pirelli thay loại hợp chất lốp mới ở giai đoạn hai, Grosjean cùng với Vettel là hai người thi đấu ấn tượng nhất. Thực tế cho thấy, trong chuỗi chín chặng thắng liên tiếp của Vettel, người duy nhất đôi lần đã từng gây khó dễ cho anh chính là Grosjean, cụ thể là hai chặng Đức và Nhật.

45396_Indian-GP-2013-B_1024x683

 

Cực kỳ thành công ở cuối mùa 2013.

Như đã nói ở trên, gã có tốc độ bẩm sinh. Kỹ sư của Pirelli tiết lộ rằng, trong một đợt thử lốp, không phải những siêu sao, Grosjean mới người để lại ấn tượng mạnh nhất cho ông  bởi khả năng phân bổ trọng lượng qua lốp cực tốt. Do đó tốc độ vào cua của Grosjean cao còn hơn cả mức tính toán mà chiếc xe có thể thực hiện được.

Trở lại những ngày đầu, chân ướt chân ráo lên F1. Trong khi người tiền nhiệm của mình là Pique chạy phân hạng mỗi vòng, trung bình tính ra chậm hơn Alonso tới 0,7s thì khoảng cách mà Grosjean thua chỉ còn là 0,2s. Đây là con số hết sức ấn tượng với một tân binh, nếu biết rằng sau này, Massa và Raikkonen thường kém Alonso bình quân những gần nửa giây.

Mùa giải năm ngoái là một bước trầm trong sự nghiệp Grosjean bởi chiếc xe E22 yếu tới mức mỗi khi vào cua, tay lái không thể biết được dưới gầm xe có bao nhiêu lực nén mà hoàn toàn phải tự đoán, chưa kể tới động cơ Renault. Hẳn là một khoảng lặng lớn, đủ để che khuất đi đà hoàn hiện bản thân của Grosjean. Gã chạy phân hạng thắng Maldonado 15-4, chỉ số của năm nay hiện đang ở mức 12-1. Nhưng ai mà quan tâm đến những thứ ấy, khi đội đua Bông Sen chật vật ở nhóm giữa, họa hoàn lắm thì vào được tốp 7 hoặc 8. Nên phong độ tốt của Grosjean không được nhiều người để ý tới.

2014 rất đáng quên bởi chiếc xe không tốt.

Bởi vậy, một kết quả tốt bất ngờ có thể sẽ là một tác nhân quan trọng, góp phần tạo động lực cho gã. Chặng đua tại Bỉ vừa qua là một ví dụ hiếm hoi, khi gã đua Q thứ 4, bị đánh tụt xuống thứ 9 vì thay hộp số nhưng sau nhiều cú vượt, và cả sự may mắn khi Vettel nổ lốp đúng vòng cuối để dành podium quý hơn vàng cho Bông Sen.

Ít ai biết rằng, tại vòng chạy cuối cùng ấy, khi qua được Vettel, gã đã rấm rứt khóc trong xe trên suốt quãng đường còn lại.

F1 không phải là môn thể thao có thể đem lại những cảm xúc bùng nổ như bóng đá hay bóng nỉ, nên ít khi người ta thấy các tài xế khóc. Nếu có, đó hẳn phải là một xúc cảm gì đó thật sự mạnh liệt. Nhắc tới Spa, trước đây người ta chỉ nhớ tới một gã khùng với cú xuất phát không thể chấp nhận được năm 2012, nhưng giờ đây, các nhân viên tại Bông Sen có thể khắc ghi thêm một khoảnh khắc nữa, đó là podium năm 2015, rất có thể là podium cuối cùng trước khi đội thay tên đổi chủ cuối mùa này.

Chí Phèo ngày nào của Webber đã thực sự “lương thiện”, nhưng ai cho gã lương thiện đây, trên một chiếc xe thiếu cạnh tranh như vậy ?

Câu trả lời là Haas!

2015grosjeanannouncement

Thử thách mới cùng Haas đang ở phía trước.

Một ngã rẽ mới trên chặng đường gã đang đi, với một đội đua mới, cùng những thách thứ mới. Chúng ta hãy cùng chờ đợi những bước tiến trong tương lai của gã, Chí Phèo Grosjean !

Tái bút: Webber là người đặt “nghệ danh” cho Grosjean là Chí Phèo năm 2012. Webber treo vô lăng năm 2013, ở mùa đua cuối cùng này, Grosjean cũng có một “món quà” nhỏ kỷ niệm cho Webber. Đó là tại Silverstone, khi Grosjean tham gia vào một vụ ẩu đả và quẹt qua xe Webber, kết quả là chiếc Red Bull vỡ cánh gió trước. Và, như mọi khi, đó lại là vòng 1…

GL550

Tin tức Tin tức trước đó:

Tin tức Tin tức trước đó: