Đằng sau khả năng F1 bị EU điều tra

Ngày càng nhiều tin đồn trong thế giới F1, mà nghiêm trọng nhất là thông tin Ủy ban Châu Âu sẽ điều tra cấu trúc quản trị và cấu trúc thương mại của giải đấu này. Dù vậy; trong một tuyên bố gần đây của quỹ đầu tư CVC Capital Partners, tổ chức nắm giữ […]

Thể thao tốc độ xuất bản ngày

Ngày càng nhiều tin đồn trong thế giới F1, mà nghiêm trọng nhất là thông tin Ủy ban Châu Âu sẽ điều tra cấu trúc quản trị và cấu trúc thương mại của giải đấu này.

Dù vậy; trong một tuyên bố gần đây của quỹ đầu tư CVC Capital Partners, tổ chức nắm giữ thị phần lớn nhất của Ban quản trị F1 FOM (Formuala One Management) rằng họ hoan nghênh nếu Ủy ban Châu Âu tiến hành cuộc điều tra?

Ủy ban châu Âu cho biết trừ khi phát sinh đơn kiện của các bên tham gia vào F1 thì họ mới tiến hành điều tra, nhưng đây cũng là dịp để chúng ta mổ xẻ cấu trúc thương mại của F1 từ khoảng chục năm trở lại đây.

Đầu tiên; ngay từ thuở khai sinh F1, tổ chức điều hành nó chưa bao giờ là một tổ chức đủ dân chủ và sự không công bằng trong việc phân chia miếng bánh thương mại là câu chuyện thường ngày ở huyện ở F1. Nhưng sự bất bình đẳng ngày càng trở nên nghiêm trọng; Chỉ riêng năm ngoái 2 đội đua đã phải rơi vào diện kiểm soát đặc biệt (Catherham và Marrussia) còn 3 đội khác mấp mé ở bờ vực tài chính.

Những quy định hiện tại cho phép 4 đại gia (thường được gọi là CCB teams) là Ferrari, Redbull, McLaren và Mercedes (nhóm này được sự ủng hộ của Williams và Force India) kết nối với FIA và FOM thiết lập hầu hết các quy định áp dụng trong F1. Các đội còn lại hầu như không có vai trò gì (họ chỉ có tiếng nói ở Ủy ban chiến lược-Strategy Group).

Vì thế mới có chuyện; dù cho Ferrari bỏ cuộc ở tất cả các chặng đua của họ từ bây giờ đến mùa giải 2020, thì họ vẫn kiếm nhiều tiền hơn Lotus dù đội đua này có giành tất cả ngôi vô địch cá nhân và đồng đội trong 6 năm tới.

Còn Mclaren, nếu họ không thể lên podium trong mùa này (rất có khả năng) thì vẫn được chia tiền nhiều hơn đội đua Sauber dù cho đội này có lên podium liên tục đi nữa.

Các đội đua nghèo (Non-CCB team) nghi ngờ những quy định hiện tại đã vi phạm luật cạnh tranh và độc quyền của EU và đã dọa kiện lên Ủy ban châu Âu; Còn phản ứng của CVC Capital Partner lại là ủng hộ nếu EU tiến hành điều tra? Tại sao họ không khai thác các ảnh hưởng của mình để ngăn cản EU điều tra những bí mật lớn nhất của mình?

Sự thực là CVC Capital Partner đã mua lại quyền thương mại F1 vào năm 2005 để kiểm soát FOM; Tại thời điểm đó giới F1 đã rất vui mừng, khi CVC định giá tới 10 tỷ đô la cho F1.

Do đó, để gia tăng giá trị IPO của cổ phiếu F1, CVC cần sự ổn định dài hạn của môn thể thao này, trong bối cảnh các đội đua nhà sản xuất (Honda, Toyota…) rút lui khỏi F1 trong giai đoạn 2008-2009; và khi thỏa thuận Concorde cho năm 2013-2020 được đàm phán vào năm 2012; FOM đã đề nghị khoản những lợi ích lớn cho các đội đua đại gia-CCB team để họ cam kết tham gia F1 đến năm 2020; Khi các đội này chấp nhận và giành được miếng to thì các đội đua nhỏ hơn đành phải nhận phần vụn của miếng bánh này.

Nhưng sau đó liên tiếp xảy ra các sự cố ảnh hưởng đến tính toán của CVC; đầu tiền là sự kiện ô nhục “Sự kiện Munich”: Ecclestone phải trả 60 triệu bảng để tránh khỏi hầu tòa vì bị tình nghi hối lộ và tham ô; Thêm nữa, lượng người xem F1 bị giảm mạnh: lượng người xem qua truyền hình cũng đã giảm 30% trong 5 năm qua. Còn số người xem trực tiếp ở trường đua ư? Hãy nhìn vào German GP; và dù rất muốn tổ chức 25 chặng đua một mùa nhưng thực tế FOM rất khó khăn để duy trì con số chặng đua là 20;

Vì thế kế hoạch IPO cổ phiếu F1 của CVC tiêu tan; buộc họ không còn lựa chọn nào khác là phải bán cổ phần (đang nắm 65%) ở FOM cho các tổ chức khác. Nhưng thỏa thuận giữa FOM với nhóm đội đại gia chưa thể thay đổi. họ phải phân chia cho các đội đua này 100 triệu bảng 1 năm. Do phải trả giá cao như vậy FOM không thể chi trả thêm cho các đội nhóm dưới, gián tiếp gây ra sự khủng hoảng tài chính của các đội này.

Vì vậy có thể hiểu việc CVC hoan nghênh EU điều tra cấu trúc tài chính của FOM chỉ để cho nhóm các đội đua đại gia từ bỏ khoản lợi ích vô lý mà họ được hưởng theo đúng các quy định của EU. Âu điều đó cũng sẽ giúp tạo thêm nguồn thu cho các đội như Lotus, Sauber…, nhằm hướng tới một cấu trúc tài chính lành mạnh cho F1.

-lược dich-

Tin liên quan: