Độ bám đường Grip là gì?

Độ bám đường là một khái niệm vật lý để chỉ mức độ liên kết giữa bánh xe và mặt đường.

Thể thao tốc độ xuất bản ngày

Tìm hiểu độ bám đường (Grip) trong môn đua xe

Độ bám đường là một khái niệm vật lý để chỉ mức độ liên kết giữa bánh xe và mặt đường. Nói cách khác, độ bám đường chính là hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường.

Độ bám đường mạnh hay yếu phụ thuộc vào chất liệu của hai vật tiếp xúc, lực tiếp xúc, nhiệt độ v.v…

Độ bám đường rất quan trọng vì phải có nó mà chiếc xe mới có thể thay đổi hướng di chuyển. Nếu không có độ bám đường thì chiếc xe chỉ có chuyển động thẳng một cách không kiểm soát (bị trượt).

Độ bám đường ở trạng thái lăn (Hệ số ma sát lăn)

Nói chung, khi hai vật tiếp xúc với nhau thì các phân tử ở bề mặt tiếp xúc tự nhiên sẽ tạo ra những liên kết hóa học (liên kết phân tử) kết nối chúng với nhau. Trong khái niệm độ bám đường thì hai vật tiếp xúc chính là bánh xe và mặt đường.

Khi bánh xe quay (trạng thái lăn) sẽ tạo ra một lực để phá vỡ độ bám đường của phần tiếp xúc cũ. Đồng thời thì độ bám lại xuất hiện ở phần tiếp xúc mới. Quá trình chuyển động cứ thế mà tiếp diễn.

Độ bám đường ở trạng thái trượt (Hệ số ma sát trượt)

Ngoài liên kết hóa học nói trên thì trên thực tế, bề mặt của mặt đường rất lồi lõm, trong khi lốp xe (cao su) có tính chất mềm dẻo. Khi tiếp xúc thì cao su sẽ ‘lấp’ vào các khoảng trống lồi lõm trên mặt đường, tạo ra các liên kết cơ học.

Do đó để di chuyển chiếc xe ở trạng thái trượt (bánh xe không quay) vừa cần phá vỡ các liên kết hóa học, vừa cần phá vỡ các liên kết cơ học. Vì thế việc di chuyển chiếc xe ở trạng thái trượt sẽ tốn nhiều lực hơn so với việc di chuyển chiếc xe ở trạng thái lăn (bánh xe quay).

Độ bám đường và chuyển động của chiếc xe

Nếu độ bám đường yếu hoặc hoàn toàn không bám đường thì chiếc xe dễ bị trượt.

Nếu độ bám đường quá mạnh (đến mức bánh xe dính chặt vào mặt đường) sẽ kìm hãm tốc độ của chiếc xe.

=>Cho nên một chiếc xe có độ bám đường tốt là khi độ bám đường không quá yếu (để chống trượt), cũng không quá mạnh (để chống dính).

Các trường hợp thường gặp làm cho lốp xe bám đường yếu

Lốp xe bị mòn

Tăng hoặc giảm tốc độ quá nhanh

Chạy quá tốc độ cho phép

Chạy trên đường trơn trượt (có nước hay dầu)

Nhiệt độ thấp, lốp xe và mặt đường lạnh

Các trường hợp thường gặp làm cho lốp xe bám đường quá mạnh (dính vào mặt đường)

Nhiệt độ cao, lốp xe và mặt đường nóng

(Tiếp tục cập nhật)

Nguồn: Tổng hợp

Tin liên quan:

Charles Leclerc: Ở Maranello tôi gặp Sainz nhiều hơn gặp Vettel

Charles Leclerc: Ở Maranello tôi gặp Sainz nhiều hơn gặp Vettel

Mới đây trên trang Motorsport Italia, Charles Leclerc đã chia sẻ những suy nghĩ của anh về người đồng đội mới-Carlos Sainz. Leclerc nói tay đua người Tây Ban Nha đã mang đến cho đội đua Ferrari một nguồn năng lượng mới: ‘Chỉ trong vòng vài năm trở lại đây Sainz đã thi đấu cho […]

(Sochi 2020) Max Verstappen dè chừng Renault ở cuộc đua phân hạng

(Sochi 2020) Max Verstappen dè chừng Renault ở cuộc đua phân hạng

Max Verstappen đã phải trả lại vị trí P2 trên BXH tổng cho Valtteri Bottas sau hai lần out liên tiếp trên đất Italia (ở Monza và Mugello). Hôm qua, tay đua người Hà Lan tham gia 2 phiên chạy đầu tiên của GP nước Nga với kết quả không khả quan cho lắm. ở […]

(F1 2020) Renault rút đơn, chỉ còn Ferrari ‘song đấu’ với Racing Point

(F1 2020) Renault rút đơn, chỉ còn Ferrari ‘song đấu’ với Racing Point

Renault thông báo họ quyết định rút khỏi vụ kháng cáo án phạt của Racing Poit về tội sao chép công nghệ Mercedes vì đã đạt được những mục tiêu chiến lược. ‘Renault xác nhận đã gửi yêu cầu được rút khỏi vụ kiện này.’ ‘Lý do của những hành động của chúng tôi là […]