Chủ đề: chặng đua f1     f1 race     GP Canada

GP Canada

icon

Thông tin trường đua: Circuit Gilles Villeneuve (tên cũ là Circuit Ile Notre Dame) (xem chi tiết)

Chiều dài: 4,361km

Số góc cua: 14

Số vòng đua: 70

Tổng chiều dài cuộc đua: 305,27km

Thống kê đến hết năm 2018

Năm đầu tổ chức: 1967

Số lần tổ chức: 49 lần (3 năm không tổ chức là 1975; 1987 và 2009)

GP Canada từng được tổ chức ở: Circuit Ile Notre Dame(1978-1971); từ 1967-1981 tổ chứcl uân phiên giữa Mosport Park; Mont Tremblant

Tay đua chiến thắng nhiều nhất: Michael Schumacher (7 lần); Lewis Hamilton (6 lần)

Đội đua chiến thắng nhiều nhất: Mclaren (13 lần); Ferrari (12 lần)

Tay đua có chuỗi chiến thắng liên tục dài nhất: Michael Schumacher-3 năm liên tục từ 2002 đến 2004; Lewis Hamilton-3 năm liên tục từ 2015-2017.

Giành pole nhiều nhất: Michael Schumacher (6 lần); Lewis Hamilton (6 lần)

Các tay đua xuất phát từ pole đã chiến thắng 23 lần; xuất phát từ vị trí thứ 2 chiến thắng 8 lần.

Vị trí xuất phát thấp nhất có thể giành chiến thắng: P10 của Jacques Laffite (1981 ở trường đua Ille Notre Dame);

GP Canada là chiến thắng F1 đầu tiên của: Gilles Villeneuve (1978); Thierry Boutsen (1989); Jean Alesi (1995); Lewis Hamilton (2007); Robert Kubica (2008) và Daniel Ricciardo (2014)

GP Canada là chiến thắng F1 cuối cùng của: Peter Revson (1973); Jacques Laffite (1981); Nelson Piquet (1991); Jean Alesi (1995); Robert Kubica (2008);

Các tay đua có pole đầu tiên diễn ra ở Canada (chỉ tính các tay đua từng chiến thắng ít nhất 1 chặng): Peter Revson (1972); Lewis Hamilton (2007)

Canada có 2 tay đua từng chiến thắng các chặng đua F1 là cha con nhà Villeneuve (bố Gilles-11 lần; con-Jacques-6 lần)

Các sự kiện đáng nhớ

Chặng đua đầu tiên năm 1967: Hai tay đua về đầu là Jack Brabham và Denny Hulme bỏ người về thứ ba 1 vòng.

Năm 1968: Denny Hulme chiến thắng, bỏ cách tay đua về nhì tới 1 vòng

Năm 1971: Cuộc đua bị vẫy cờ đỏ do mưa lớn

Năm 1978: Gilles Villenueve chiến thắng trên sân nhà

Năm 1980: Xảy ra tai nạn liên liên quan đến 7 tay đua ở pha xuất phát khiến các giám sát phải vẫy cờ đỏ

Năm 1982: Riccardo Paletti tử nạn sau khi đâm vào đuôi xe của Didier Pironi ở pha xuất phát.

Năm 1989: Ở vòng formation lap thì hai tay đua Nigel Massell và Alessandro Nannini vào pit thay lốp. Nhưng họ không chờ tín hiệu xuất phát mà chạy luôn ra đường đua. Sau đó thì đoàn đua trên vạch xuất phát mới được xuất phát. Cả hai đã bị loại khỏi cuộc đua (cờ đen).

Năm 1991: Nigel Mansell dẫn đầu cho đến vòng cuối cùng với khoảng cách lớn, tuy nhiên lại bị tắt máy nên chỉ xếp thứ 6 chung cuộc. Có tin đồn rằng Mansell cố tình tắt động cơ để giảm tốc nhằm chào khán giả, (vì đang có khoảng cách lớn) nhưng sau đó không thể khởi động lại động cơ.

Năm 1997: Cờ đỏ sau tai nạn của Olivier Panis

Năm 1998: Cờ đỏ sau tai nạn của Jean Alesi, Johnny Herbert, Jarno Trulli và Alexander Wurz khi xuất phát.

Năm 2001: Ralf Schumacher nhảy cóc thành công Michael Schumacher. Lần đầu tiên trong lịch sử F1 có 1 cặp anh em ruột chiến thắng 1-2.

Năm 2005; Rubens Barrichello xuất phát từ pitlane nhưng có thể lên podium.

Năm 2007: Robert Kubica gặp tai nạn nghiêm trọng; Alexander Wurz lên podium dù chỉ xuất phát thứ 19.

Năm 2008: Robert Kubica có chiến thắng F1 duy nhất trong sự nghiệp

Năm 2011: Cuộc đua kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ do phải tạm ngưng bởi trời mưa, Jenson Button bị phạt, tụt xuống cuối đoàn nhưng vẫn chiến thắng.

Năm 2014: 2 chiếc xe Mercedes gặp sự cố, Daniel Ricciardo lần đầu chiến thắng

Năm 2018: Cuộc đua chỉ hoàn thành 68/70 vòng do nhân viên FIA phất cờ kết thúc sớm.

#Nguồn: Thể thao tốc độ tổng hợp

--

>>Cám ơn bạn đã đọc hết bài "GP Canada". Mời các bạn xem thêm các bài viết khác trên website Thể thao tốc độ.

Fanpage Thể thao tốc độ
Sản phẩm mới nhất trên Shop Tốc độ

Arai Rx-7 Pedrosa 26

Arai Rx-7 Pedrosa 26, mũ bảo hiểm Arai phong cách Dani Pedrosa có giá khoảng 13 triệu đồng....
Góc thông tin