Tổng hợp thông tin về GP Nhật Bản 2019 (tiếp tục cập nhật)
Do đèn báo hiệu kết thúc cuộc đua được bật ở vòng 52-đồng nghĩa với việc cuộc đua được tính kết thúc ở vòng 52 (trên tổng số 53 vòng). Nhờ đó Sergio Perez giữ được vị trí thứ 9, dù gặp tai nạn ở vòng 51. FIA đang điều tra tại sao lại xảy […]
Thể thao tốc độ xuất bản ngày
Do đèn báo hiệu kết thúc cuộc đua được bật ở vòng 52-đồng nghĩa với việc cuộc đua được tính kết thúc ở vòng 52 (trên tổng số 53 vòng). Nhờ đó Sergio Perez giữ được vị trí thứ 9, dù gặp tai nạn ở vòng 51. FIA đang điều tra tại sao lại xảy ra lỗi này.
Kết quả đua chính:
Kết quả phân hạng:
Kết quả FP2
Kết quả FP1
Thay đổi lịch thi đấu GP Nhật Bản 2019
Do bão Hagibis nên ban tổ chức GP Nhật Bản phải điều chỉnh lịch thi đấu như sau:
-Không tổ chức phiên đua FP3.
-Đua phân hạng sẽ là 08h00 (giờ VN) ngày Chủ Nhật (13/10/2019).
-Đua chính: 12h00 (giờ VN) ngày Chủ Nhật (13/10/2019)
GP Nhật Bản bị bão Hagibis đe dọa
Cơ quan khí tượng Nhật Bản dự báo một cơn bão nhiệt đới Tây Bắc Thái Bình Dương (typhoon) sẽ đổ bộ vào nước này trong khoảng thời gian từ thứ Bảy đến Chủ Nhật tới. Tất nhiên là cơn bão được đặt tên Hagibis này sẽ mang theo mưa và gió lớn.
Các nhà tổ chức F1 đang theo dõi chặt chẽ đường đi của cơn bão này để có những phản ứng thích hợp.
Thông tin lốp xe trước chặng đua (hình trên): Ba loại lốp sẽ được dùng ở GP Nhật Bản năm nay là ba loại lốp cứng nhất của Pirellli bao gồm: C1 (Cứng-trắng), C2 (Trung bình-vàng), C3 (Mềm-đỏ)
Thông tin trường đua:
Tên trường đua Suzuka International Racing Course được đặt tên theo địa điểm xây dựng trường đua
Địa điểm: Suzuka, tỉnh Mie, Nhật Bản
Khánh thành: 1962
Tính chất: Trường đua chuyên dụng
Số góc cua: 10 phải-8 trái
Hướng đua: Vừa thuận chiều kim đồng hồ, vừa ngược chiều kim đồng hồ do đây là trường đua có hình dạng số 8
Thời tiết: rất khó lường.
Kỷ lục tốc độ đua chính: 1m31.540s do Kimi Raikkonen lập năm 2005
Theo đánh giá của Pirelli, Suzuka 2019 có đặc điểm:
Áp lực dành cho lốp (tyre stress): 5/5
Áp lực dành cho cạnh lốp (lateral): 5/5
Độ bám đường (asphalt grip): 4/5
Độ gồ ghề (asphalt abrasion):4/5
Downforce trung bình: 3/5
Thông tin kỷ lục:
Tay đua chiến thắng nhiều nhất: Michael Schumacher 6 lần, Lewis Hamilton 5 lần
Tay đua chiến thắng liên tục lâu nhất: Michael Schumacher 3 năm liên tực từ 2000-2002
Đội đua chiến thắng nhiều nhất: Mclaren 9 lần; Ferrari 7 lần
Tay đua chiến thắng ở nhiều trường đua khác nhau nhất: Fernando Alonso và Lewis Hamilton (Fuji và Suzuka)
Tay đua giành pole nhiều nhất: Michael Schumacher 8 lần
Số lần chiến thắng từ vị trí pole: 17 lần
Vị trí xuất phát thấp nhất có thể giành chiến thắng: P17 Kimi Raikkonen 2005
Thông tin lịch sử:
Năm đầu tổ chức: 1976
Số lần tổ chức: 34
Số trường đua tổ chức: Có 2 trường đua từng tổ chức GP Nhật Bản là Fuji (4 lần) và Suzuka (30 lần)
Có 13 lần chức vô địch thế giới được quyết định sau chặng đua Nhật Bản. Nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác. Lần gần đây nhất là năm 2011, Sebastian Vettel đón chức vô địch ở Suzuka. Cả 3 chức vô địch của Ayrton Senna đều được quyết định ở Suzuka.
Các tay đua có chiến thắng F1 đầu tiên: Alessandro Nannini
Các tay đua có chiến thắng F1 cuối cùng: Alessandro Nanini; Ricardo Patrese; James Hunt; Nico Rosberg
Các tay đua Nhật Bản chiến thắng trên sân nhà: Chưa có. Chỉ Có 2 tay đua Nhật Bản lên podium trên sân nhà là Aguri Suzuki và Kamui Kobayashi.
Các sự kiện đáng nhớ:
1976: Tay đua về nhì bị bỏ 1 vòng, do thời tiết xấu Niki Lauda chủ động bỏ cuộc ở vòng 1, nên bị mất chức vô địch vào tay James Hunt, người đã cố gắng đua tiếp.
1977: Hai tay đua về nhất và nhì không lên nhận giải
1989: Alain Prost và Aryton Senna va chạm với nhau khiến cho Prost phải bỏ cuộc. Senna sau đó về đích đầu tiên như bị hủy kết quả do phạm luật. Prost đủ điểm lên ngôi trước 1 chặng đua.
1990: Aguri Suzuki lên podium trên sân nhà, hai tay đua dẫn đầu là Alain Prost và Ayrton Senna va chạm với nhau ngay vòng 1 khiến cả 2 phải bỏ cuộc. Nhờ đó mà Senna chính thức lên ngôi vô địch trước 1 chặng đua.
1994: Có cở đỏ ở vòng 15 do trời mưa, Martin Brundle tông vào một nhân viên đường đua.
2000: M.Schumacher chiến thắng và lên ngôi vô địch F1 lần thứ 3 nhưng bị thủ tướng Ý chỉ trích không tôn trọng quốc ca Ý vì anh có động tác vẫy tay khi đang cử hành quốc ca Ý. M.Schumacher nhảy cóc thành công Hakkinen để giành chiến thắng và chính thức lên ngôi vô địch.
2001: Raikkonen mất lái nên bị Alesi tông trúng, khiến cả 2 đều phải bỏ cuộc.
2005: Kimi Raikkonen chiến thắng dù chỉ xuất phát thứ 17
2010: Rubens Barrichello trở thành tay đua đầu tiên tham gia 300 chặng đua F1
2012: Kamui Kobayashi lên podium trên sân nhà
2014: Jule Bianchi gặp tai nạn nghiêm trọng và qua đời sau đó vài tháng; cuộc đua bị vẫy cờ đỏ do mưa lớn
2017: Sebastian Vettel bị hỏng bugi