Những lần phân hạng và đua chính cùng diễn ra trong ngày Chủ Nhật
Trong khi các nhà tổ chức GP Nhật Bản 2019 đang đau đầu vì cơn bão Hagibis thì chúng ta hãy thử điểm lại những lần mà F1 bị mưa phá đám đến nỗi phải dời ngày đua phân hạng sang ngày hôm sau: GP Nhật Bản 2004 15 năm trước, Suzuka cũng đón một […]
Thể thao tốc độ xuất bản ngày
Trong khi các nhà tổ chức GP Nhật Bản 2019 đang đau đầu vì cơn bão Hagibis thì chúng ta hãy thử điểm lại những lần mà F1 bị mưa phá đám đến nỗi phải dời ngày đua phân hạng sang ngày hôm sau:
GP Nhật Bản 2004
15 năm trước, Suzuka cũng đón một cơn bão mang tên Ma-on nên FIA đã chủ động thay đổi lịch thi đấu từ trước.
Chủ Nhật thì trời không còn mưa, nhưng tất nhiên mặt đường vẫn còn ẩm ướt làm cho Michael Schumacher chỉ có pole-lap 1m33.542s, chậm hơn một chút so với fastest-lap mà đồng đội Rubens Barrichello lập ở cuộc đua chính vào buổi chiều.
Mặc dù vậy, Schumi vẫn là người chiến thắng trong khi Barrichello phải bỏ cuộc do va chạm với David Coulthard.
GP Nhật Bản 2010
Sáu năm sau, ngày thứ Bảy GP Nhật Bản lại bị một cơn mưa nặng hạt phá đám. Để giết thời gian thì các kỹ sư đã chế tạo những chiếc thuyền lon, thả xuống dòng sông pitlane. Sau vài tiếng chờ đợi mà mưa không dứt, trọng tài buộc phải dời buổi đua sang buổi sáng ngày hôm sau.
Kịch bản của năm 2004 lặp lại phần nào khi mà một tay đua người Đức giành pole-to-win (là Sebastian Vettel-pole 1m30.785s) còn đồng đội của anh ta (Mark Webber) lập fastest-lap (1m33.474s). Khác biệt ở chỗ Webber dí sát gót Vettel cho đến khi về đích (chỉ chậm hơn 0.905s).
GP Australia 2013
Không ai dự đoán được là Melbourne sẽ có mưa trong thời gian diễn ra GP Australia 2013 vì trước đó thành phố này bị nắng nóng tấn công. Vậy mà từ ngày thứ Sáu mưa càng lúc càng trở nên nặng hạt. Đỉnh điểm là khi Q1 diễn ra. Nhiều tay đua bị crash khiến cho cuộc đua phải tạm dừng rất lâu trước khi có thông báo Q2 sẽ trở lại vào…ngày mai. Nhanh nhất Q1 là Nico Rosberg-1m43.380s.
Hôm sau trời vẫn có mưa nhỏ, Rosberg vẫn chiếm ưu thế (1m36.194), thế như khi trời tạnh hẳn thì tay đua Mercedes hoàn toàn mất hút (tụt xuống P6). Đồng hương của anh-Vettel (1m27.407s) lần thứ hai giành pole trong ngày phân hạng Chủ Nhật. Đáng tiếc là anh không thể giành chiến thắng do chiến thuật 3 pit vừa không hiệu quả bằng 2 pit của Kimi Raikkonen (chiến thắng vàlập fastest lap 1m29.274s) vừa bị Fernando Alonso (P2) nhảy cóc.
GP nước Mỹ 2015
Lần gần đây nhất mà buổi đua phân hạng không diễn ra theo kế hoạch là ở Austin 2015.
Nguyên nhân là cơn bão Patricia. Nó vẫn phá các tay đua đến tận sáng Chủ Nhật. Họ chỉ hoàn thành được Q1 và Q2 (Q3 chính thức bị hủy). Nico Rosberg giành pole 1m56.824 (thành tích ở Q2).
Rất may là buổi chiều trời quang mây tạnh. Rosberg cũng là người lập fastest-lap (1m40.666) tuy nhiên trước đó thì anh đã bị đồng đội Lewis Hamilton vượt ngay ở góc cua đầu tiên. Hamilton chiến thắng đồng thời giành luôn chức vô địch mùa giải 2015.
Ngoài ra, liên quan đến Nhật Bản và các cơn bão, không thể không nhắc đến cơn bão Phanfone đổ bộ vào nước này xung quanh thời điểm diễn ra GP Nước Nhật 2014. Cuộc đua chính phải kết thúc sớm ở vòng 44 sau tai nạn thảm khốc của Jules Bianchi.
#cungtuy