Chủ đề: công nghệ     helmet     kỹ thuật

Công nghệ mũ bảo hiểm trong MotoGP

icon

Ngày nay, cùng với sự phát triển của chiếc xe, việc nâng cao công nghệ nhằm bảo vệ an toàn cho các tay đua cũng hết sức được chú trọng ở MotoGP. Trong đó, một trong những phụ kiện đã được phát triển nhiều nhất chính là mũ bảo hiểm (helmet). Ngoài chức năng bảo vệ đầu, nó còn là thứ để các tay đua thể hiện phong cách, hình ảnh, cũng như biểu tượng đặc trưng của riêng mình…

Trong mỗi chặng đua ở MotoGP, các công ty lớn cung cấp helmet cho tay đua đều có một đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật sẵng sàng làm việc. Họ chịu trách nhiệm bảo trì chất lượng của helmet, đảm bảo rằng sẽ không có bất kỳ sự cố nào mỗi khi chiếc mũ bị va đập khi các tay đua ngã, ngoài ra họ sẽ chú ý đến cả những chi tiết nhỏ nhất như các miếng đệm trong mũ, các lỗ thông khí, các tấm kính bảo hộ hay các khuy mũ…

Để có được tầm nhìn tốt khi đua xe với tốc độ cao; các tấm kính bảo hộ phía trước (visor) của helmet phải được chăm sóc một cách rất tỉ mỉ. Các tay đua được cung cấp ba loại visor, với các mức độ từ tối đến rất tối, chúng được sử dụng tùy thuộc vào lượng ánh sáng mặt trời và mây che phủ trên đường đua. Visor cũng được bảo vệ bởi các lớp phim nhựa dày 0.13mm. Đến khi cần, các tay đua có thể gỡ bỏ dần các lớp phim nhựa này mỗi khi nó bị mờ đi vì dính bụi bẩn hay bị hỏng do cát bụi hay các loại côn trùng va vào. Nếu đua trong điều kiện trời mưa, các tay đua sẽ được trang bị một chiếc mũ riêng cho điều kiện ướt, visor của chiếc mũ này sẽ hoàn toàn trong suốt và được thiết kế để tránh sự ngưng tụ và thẩm thấu của nước mưa. Ngoài ra, chiếc mũ đua trong mưa cũng được thiết kế phần phía trước sao cho không khí mà các tay đua thở ra sẽ đi theo hướng phía dưới của mũ bảo hiểm nhằm để tránh cho việc hơi nước sẽ làm mờ visor.

Mức độ thoải mái cho các tay đua khi đội helmet cũng là một yếu tố quan trọng. Mũ phải được thiết kế để làm giảm tiếng ồn của động cơ ảnh hường lên tay đua. Chiếc mũ này cũng không được có hình dạng quá cồng kềnh vì nó phải có thể nằm gọn ở phía sau fairing (kính chắn gió của xe) và không chạm vào thùng nhiên liệu mỗi khi các tay đua cúi sát đầu với thân xe.

Lớp vỏ bên ngoài của mũ bảo hiểm được thiết kế theo thuật toán khí động học, nhằm làm cho luồng không khí (gió) sẽ đi qua hai bên ở khu vực phần đầu và cằm của helmet. Thiết kế khí động học cũng giúp cho phần đầu của các tay đua có được sự ổn định ở tốc độ cao và giảm bớt lực cản. Chiếc mũ cũng được thiết kế có sáu cửa hút không khí vào và ra theo hướng nghiêng, nó giúp làm khô mồ hôi và giảm độ ẩm phía trong mũ, nó cũng giúp các tay đua có nhiều oxy hơn để thở. Tùy theo từng nhà sản xuất, một chiếc helmet đặc dụng cho các tay đua motor chuyên nghiệp có thể bao gồm từ 5 đến 6 lớp vật liệu xếp chồng lên nhau. Các lớp vỏ này được làm từ sợi thủy tinh, nhựa dẻo chịu nhiệt và nhựa polyester,… Các hợp chất này có khả năng chịu lực tốt, độ đàn hồi cao, trọng lượng nhẹ và có khả năng chống thấm.

Và cuối cùng, các tay đua sẽ được các nhà sản xuất tiến hành chụp hình bằng máy Scan 3D. Sau đó dữ liệu này sẽ được máy tính dựng thành một hình ảnh mô phỏng chính xác nhất toàn bộ phần đầu của tay đua. Từ đó nhà sản xuất sẽ làm ra được một chiếc mũ phù hợp nhất cho tay đua của mình.

-iker-https://thethaotocdo.vn/wp-content/uploads/2016/01/jorge-lorenzo-diseño-de-casco-y-ajuste.jpg

--

>>Cám ơn bạn đã đọc hết bài "Công nghệ mũ bảo hiểm trong MotoGP". Mời các bạn xem thêm các bài viết khác trên website Thể thao tốc độ.

Fanpage Thể thao tốc độ
Nón bảo hiểm
    Sản phẩm mới nhất trên Shop Tốc độ

    Arai Rx-7 Pedrosa 26

    Arai Rx-7 Pedrosa 26, mũ bảo hiểm Arai phong cách Dani Pedrosa có giá khoảng 13 triệu đồng....
    Góc thông tin