Tìm hiểu lốp xe F1
Thông tin chung Thông số lốp xe hiện tại: Bánh trước 305/670-R13 (rộng 305mm/cao 670mm-cấu tạo kiểu R, vành 13 inches); Bánh sau 405/670-R13 (rộng 405mm/cao 670mm-cấu tạo kiểu R, vành 13 inches) Lốp xe F1 hiện có 2 loại lốp cơ bản là lốp trơn (Dry/Slick) được sử dụng khi trời khô ráo và […]
Thể thao tốc độ xuất bản ngày
Thông tin chung
Thông số lốp xe hiện tại: Bánh trước 305/670-R13 (rộng 305mm/cao 670mm-cấu tạo kiểu R, vành 13 inches); Bánh sau 405/670-R13 (rộng 405mm/cao 670mm-cấu tạo kiểu R, vành 13 inches)
Lốp xe F1 hiện có 2 loại lốp cơ bản là lốp trơn (Dry/Slick) được sử dụng khi trời khô ráo và lốp mưa (Wet/Treaded) được sử dụng khi trời mưa hay đường ướt.
Lốp trơn lại có nhiều loại khác nhau về thành phần nhưng tất cả đều có điểm chung là mặt lốp trơn, hoàn toàn không có rãnh hay gai (năm 2019 là 5 loại) và lốp mưa cũng có 2 loại, có rãnh và gai để thoát nước.
Nguyên tắc chung là lốp càng mềm thì càng bám đường, xe càng chạy nhanh nhưng tuổi thọ lại thấp.
Trong cuộc đua chính nếu trời không mưa thì các tay đua buộc phải sử dụng 2 loại lốp trơn khác nhau (có nghĩa là các tay đua bắt buộc phải vô pit ít nhất 1 lần để thay lốp).
Từ năm 2007, chỉ có 1 nhà cung cấp lốp độc quyền cho tất cả các đội đua.
Nhà cung cấp lốp độc quyền sẽ chỉ định loại lốp khô nào sẽ được sử dụng cho từng chặng đua. Riêng lốp mưa thì các tay đua được tự do sử dụng nếu trời mưa.
Nhà cung cấp lốp độc quyền hiện nay (từ 2011) là Pirelli.
Các sự kiện đáng nhớ
Năm 1977: Lốp Radial tyre (lốp có bố tỏa tròn) bắt đầu được sử dụng. (chính là ký hiệu R ở trong phần thông số lốp)
Năm 1985: Các đội bắt đầu sử dụng các tấm chăn (blanket) để giữ nhiệt cho lốp
Năm 1998: Bắt buộc các lốp xe phải có rãnh
Năm 2005: Không cho thay lốp
Năm 2005 ở GP nước Mỹ, các tay đua sử dụng lốp Michelin phải rút lui vì lý do an toàn. Chỉ có 6 tay đua sử dụng lốp Bridgestone tiếp tục thi đấu.
Năm 2006: Cho thay lốp trở lại
Năm 2007 (đến 2010): Bridgestonne là nhà cung cấp lốp độc quyền cho F1. Cung cấp 4 loại lốp, yêu cầu mỗi xe phải sử dụng 2 loại lốp khác nhau trong 1 cuộc đua.
Năm 2009: Cho phép sử dụng lại lốp trơn; lốp có rãnh (bây giờ gọi là lốp mưa) được sử dụng khi trời mưa hoặc đường ướt
Từ năm 2011 đến nay, Pirelli là nhà cung cấp lốp độc quyền cho các đội xe F1, họ đã tô màu lốp xe để khán giả dễ phân biệt: Lốp cứng (cam); Lốp Trung bình (trắng); lốp Mềm (vàng); lốp Siêu mềm (đỏ); Lốp ướt (xanh lá cây); Lốp mưa (xanh đậm)
Năm 2013 ở GP nước Anh, có 7 xe bị nổ lốp dù không cán mảnh vỡ nào.
Năm 2016: Các tay đua được chọn 3 loại lốp trơn do Pirelli chỉ định.
Năm 2017: Pirelli tăng độ rộng của bánh xe từ 245mm lên 305mm đối với bánh trước và 325mm lên 405mm đối với bánh sau. Độ cao của bánh cũng tăng 10mm (từ 660 lên 670mm). Nhưng đường kính của vành bánh xe vẫn không đổi là 13 inch (330,2mm). Họ cũng cung cấp thêm lốp Cực mềm (ultrasoft-viền tím)
Năm 2018: Pirelli cung cấp thêm lốp Tuyệt mềm (hypersoft-viền hồng) và lốp Siêu cứng (superhard-viền cam). Lốp cứng được đổi thành viền xanh dương, nâng tổng số lốp trơn lên 7 bộ.
Năm 2019: Theo lệnh của FIA, Pirelli chỉ còn 5 loại lốp trơn, được đánh ký hiệu từ C1 đến C5. Mỗi chặng đua Pirelli sẽ chọn ra ba loại để sử dụng. Tùy theo độ mềm sẽ được gọi là lốp Mềm, Trung bình và Cứng.
Năm 2021: Sử dụng lốp vành 18 inches.
(Tiếp tục cập nhật)