Cách lập fastest lap tại Spa

Như vậy là sau quãng nghỉ hè kéo dài nhiều ngày, cuối tuần này chúng ta lại có dịp gặp lại nhau tại khu rừng núi của làng Francorchamps thuộc vương quốc Bỉ để đợi chờ màn tỷ thí của các xe đua. Sau khi cán qua vạch start/finish chúng ta sẽ tiếp cận La […]

Thể thao tốc độ xuất bản ngày

Như vậy là sau quãng nghỉ hè kéo dài nhiều ngày, cuối tuần này chúng ta lại có dịp gặp lại nhau tại khu rừng núi của làng Francorchamps thuộc vương quốc Bỉ để đợi chờ màn tỷ thí của các xe đua.

belgium-grand-prix-2012-1066050-TwoByOne

Sau khi cán qua vạch start/finish chúng ta sẽ tiếp cận La Source – khúc cua số một, nơi Grosjean có một màn xuất phát không thể nào quên 6 năm về trước. Lối vào cua rất hẹp nên sau khi xuất phát hãy để ý gương để tránh những vụ đụng độ không đáng có ! Ngoài ra, lối ra pit được kẻ vạch trắng ngay sau khúc cua nên ta cũng phải cẩn thận, nếu lơ là, cán lên vạch, dù chỉ nửa thân xe thôi cũng bị phạt ngay.

 

Vì đoạn đường này hơi dốc xuống, nên khi phanh để vào cua xe rất dễ bị văng đầu, từ đó trượt dần khỏi đỉnh khúc cua. Do vậy, để khắc phục tình trạng này, trên lý thuyết, chúng ta cần cố gắng chạy đè lên lề đường nhiều nhất có thể, để nếu đầu xe có bị trượt thì nó cũng không văng đi quá xa khỏi đỉnh khúc cua.

 

La Source là một trong số những điểm mấu chốt của 19 khúc cua tại Spa. Vì ngay sau đó ta sẽ giữ hết chân ga trong 2 cây số tiếp theo, nếu quy ra thời gian là vào khoảng hơn 20 giây. Nói ngắn gọn ra thì nếu vượt qua La Source suôn sẻ sẽ có cơ hội để tấn công cũng như phòng ngự rất tốt sau đó.

belgium-gp-start-la-source

Khúc cua đầu tiên – La Source

Đối lập với lối vào cua hẹp, đường thoát cua tại La Source rất rộng. Điều này tạo cơ hội cho các tay lái sử dụng rất nhiều vệt đường khác nhau. Và đối thủ sẽ được bật DRS trên đoạn đường thẳng trước La Source, do vậy, nếu là chiếc xe đang bị tấn công, chúng ta sẽ cần linh hoạt thay đổi những vệt đường khác nhau khi vào cua T1 để đánh chặn. Cụ thể ra sao, Thethaotocdo sẽ gửi đến quý độc giả một bài viết phân tích cách đánh chặn vào ngày chủ nhật tới, trước khi chặng đua diễn ra.

 

Trở lại đường chạy, sau khi đi qua một đoạn đường thẳng ngắn, chúng ta sẽ tiến vào khúc cua nổi tiếng nhất lịch đua: Eau Rouge. Từ xưa tới nay, nhắc tới Spa là người ta không quên đề cập Eau Rouge. Khi xưa, Eau Rouge rất nguy hiểm bởi tốc độ quá cao trong khi các xe đua phải đánh lái gấp. Nhưng về sau này, do xe đua có lực nén tốt nhờ những thành tựu của công nghệ, Eau Rouge chỉ còn hấp dẫn với lái xe ở cảm giác mạo hiểm mà nó đem lại. Đó là khi bạn lên đỉnh dốc ở gần 300 km/h, lúc này có cảm giác gần như đang bay vì đánh lái mà không nhìn thấy đường phía trước và xe đua sẽ trở nên rất nhẹ sau khi leo dốc xong. Còn bây giờ, dù xe thế hệ mới (với động cơ V6) không còn tạo ra nhiều lực nén như khi còn dùng máy V8 hay V10, Eau Rouge cũng không còn là quá khó. Không phải tay đua nào cuối tuần này cũng có cơ hội trải nghiệm những thử thách khét tiếng mà nó mang lại…

eau-rouge-spaf-2013

Eau Rouge, khúc cua nổi tiếng nhất lịch đua.

Cụ thể, chỉ những chiếc xe trung bình/yếu ở tốp sau thì mới gặp thử thách. Bởi xe không đủ lực nén nên khi lên tới đỉnh dốc họ sẽ phải nhả khoảng 50% chân ga hoặc hơn (tùy lượng xăng, độ mòn lốp). Còn với các xe tốt cỡ W06 hay RB11 thì họ sẽ ít vất vả hơn khi qua Eau Rouge. Ngoài ra, chạy qua Eau Rouge rất hại máy vì do xe “bay” lên như vậy sẽ khiến dầu động cơ giao động và bị dồn về trên gây ra tình trạng thiếu dấu bôi trơn trong khoảng 0,5-1s. Với xe đua F1, con số này tuy ngắn nhưng đó thực sự là một thảm họa. Chúng ta hãy cùng chờ xem Renault và Honda liệu có chịu đựng được qua chặng đua này hay không !

 

Nếu muốn dễ dàng đánh bại đối thủ ở đoạn đường thẳng dài sắp tới, ta cần phải theo thật sát đối thủ khi vào Eau Rouge. Điều này rất khó vì chạy quá gần đối thủ khiến ta sẽ lọt thỏm trong vùng không khí nhiễu loạn thoát ra từ chiếc xe đó và mất rất nhiều lực nén(vùng khí này phát huy tác hại khi khoảng cách giữa hai xe thấp hơn 1 giây). Từ năm 2014, cánh gió trước được luật bắt thiết kế hẹp hơn, do vậy nó không đủ sức khuếch tán hết khí nhiễu loạn sang hai bên hông xe. Điều này dẫn tới hậu quả là xe chạy sau sẽ bị trượt. Đây là kết cục không tốt đẹp gì !

 

Thứ nhất, nó sẽ khiến ta rất khó bám đuôi đối thủ sau khi thoát cua, đặc biệt là các khúc cua tốc độ cao, phải chuyển hướng gấp như Eau Rouge vì đầu xe dễ bị trượt, xe sẽ mất cân bằng. Thứ hai là đuôi xe trượt, đuôi xe trượt sẽ làm lốp sau mòn vì cầu sau là cầu dẫn động và khi đạp ga mà đuôi xe thiếu lực nén sẽ đốt bánh sau rất nhanh.

489346a297ODG.jpg

Alonso từng có một cú vượt rất đẹp mắt trước Webber tại Eau Rouge vào năm 2010.

Do vậy, nếu bạn có cơ hội để vượt mặt đối thủ, hãy cố gắng tận dụng thật nhanh trước khi bộ lốp của ta xuống cấp. Nhiều khi không thể vượt được, hãy cố gắng kiên nhẫn một chút, chấp nhận tụt lại phía sau để duy trì khoảng cách ngoài 1s. Ta sẽ không có DRS nhưng bù lại sẽ giữ được lốp rất nhiều mà vẫn hoàn toàn có thể tấn công đối thủ bằng chiến thuật đánh lén trong pit do khoảng cách chỉ là hơn 1s. Đây chính là những gì Vettel đã làm tại Úc đầu năm nay để đánh bại Massa chiếm podium.

 

Sau khi qua đoạn đường thẳng dài, hãy chú ý tới tầm biển 100 đã được đặt sẵn bên lề cỏ, vì nó là dấu hiệu để ta có thể chọn điểm phanh chuẩn bị giảm tốc. Sau đó, khi nhìn thấy lề đường là có thể phanh ngay. Tất nhiên, tùy từng thời điểm mà ta phải thay đổi điểm phanh sớm/muộn khác nhau.

 

Trước mặt ta lúc này là khúc cua phải mang tên Les Combes. Ta có thể lao mạnh lên lề đường, không cần chạy qua lối thoát cua mà có thể bẻ vô lăng để tiến đến khúc cua trái ngay kế tiếp. Nếu cố thử một cú thoát cua rộng thì có thể đạt tốc độ cao hơn, nhưng sẽ mất thời gian do đường thoát cua dài, và nó vô tình nối thêm lộ trình tiếp cận khúc cua trái.

lescombes

Đường vào Les Combes.

Khúc cua trái đó cũng giống như T1, xe dễ bị văng đầu khi ra đến đỉnh nên ta cố gắng khép cua thật hẹp để chủ động tình hình.

 

Qua một vài đoạn quanh co khác, ta tiến tới một thử thách thực sự: Pouhon. Nó gần giống với Copse tại Silverstone, cực kỳ khó. Thậm chí có thể nói ngày nay, Pouhon còn khó hơn cả Eau Rouge. Đang phóng hết cỡ, nhấc chân ga, về 1-2 cấp số, khẽ chạm nhẹ bàn đạp phanh sau đó nhả phanh và chờ trong nháy mắt, đánh lái sang gấp sang trái rồi tăng ga từ từ trở lại. Nghe thì có vẻ không quá phức tạp nhưng vấn đề ta phải thực hiện các thao tác ấy chỉ trong khoảng 2s từ tốc độ rất cao (305 km/h).  Ngoài thao tác thuẩn thục thì cũng cần phải có một chiếc xe có lực nén tốt để đảm bảo xe không bị văng khỏi đường chạy sau khi chạm đỉnh khúc cua và một cái…cổ thật khỏe vì chạy qua đó lực G tăng đột ngột làm ta rất mỏi cổ.

 

Điểm dừng tiếp theo cần lưu ý là Blanchimont – T17. Đây là khúc nhanh tới mức chúng ta xem trên tivi thôi cũng cảm thấy chóng măt khi xe đua lao như tên lửa từ góc khuất trong khu rừng ra. Đua phân hạng, khi xe nhẹ, tốc độ vào cua tại đây có thể lên tới…320km/h. Con số này vượt xa 130R tại Suzuka, T8 tại Istanbul Park, Copse tại Silverstone hay thậm chí là cả Eau Rouge để đứng hàng độc tôn trong danh sách các khúc cua tốc độ cao trong lịch đua. Nếu trời mưa, đây sẽ là nơi thử thách sự dũng cảm của tay lái bởi anh ta phải nhả ga rất nhiều. Nếu đủ tự tin để duy trì tốc độ cao thì kết quả vòng chạy sẽ rất tốt, ngược lại sẽ là một cú văng đuôi như trời giáng.

F1_belgium_2008_lap_41_hamilton_and_raikkonen_off

Hamilton (trái) và Raikkonen đọ sức tại Blanchimont năm 2008.

Thử thách cuối cùng là khúc cua chữ chi mang tên Bus Stop. Chọn điểm phanh ở đây cực khó do ta tiếp cận nó tử tốc độ khoảng 330km/h và phải phanh rất gấp nhưng không có nhiều dấu hiệu bên đường để chọn điểm phanh trong khi lối vào cua lại rất sóc. Đây là phần đường chạy được tu sửa mới nhất của Spa, vào năm 2007. Nhưng thực tế rất ít người thích nó, trái lại họ mong muốn được thử sức với phiên bản cũ của khúc cua hơn. Hamilton còn hóm hỉnh cho biết : ‘Đây chưa chạy qua khúc cua cũ bao giờ nhưng chơi trên game còn thấy phê hơn là lái ngoài đời’.

 

Như vậy là một vòng chạy quanh Spa đã kết thúc, hãy cùng chờ đến cuối tuần này để xem ai là người thực hiện tốt nhất những thao tác như trên.

GL550

>>Mới hơn:
Lịch sử F1

Tin liên quan:

Những điều nên biết về Grand prix nước Bỉ

Những điều nên biết về Grand prix nước Bỉ

Bạn có biết Lewis Hamiton là tay đua duy nhất hiện nay đoạt pole nhiều hơn 1 lần ở Spa, nhưng số lần chiến thắng của anh này vẫn ít hơn Kimi Raikkonen và Sebastian Vettel? Hoặc 4/4 chiến thắng của huyền thoại Jim Clack và 5/6 chiến thắng của Micheal Schumacher ở Spa đều […]

Các trường đua như Spa là mạch sống của F1

Các trường đua như Spa là mạch sống của F1

Phó chủ tịch của đội đua Lotus F1- Federico Gastaldi cho rằng các địa danh lịch sử như Spa- Francorchamps rất cần thiết cho sự phát triển của F1. “Những trường đua này là mạch máu của F1”- ông Gastaldi nói trước khi đội đua di chuyển đến một trong những trường đua độc đáo […]

Quy định xuất phát mới được bắt đầu áp dụng ở Spa

Quy định xuất phát mới được bắt đầu áp dụng ở Spa

Đúng như kế hoạch nhằm hạn chế sự hỗ trợ cho các tay đua và trao đổi thông tin qua radio, FIA vừa thông báo đến các đội đua F1 quy định xuất phát hoàn toàn mới sẽ được áp dụng từ Chặng đua nước Bỉ ở Spa, nhằm mục đích trao hoàn toàn quyền […]

Shop Tốc độ