Charlie Whiting -chưa từng có tiền lệ cho lỗi của Lewis Hamilton
“Trưởng ban trọng tài F1”-Charlie Whting cho biết án phạt dành cho Lewis Hamilton là hợp lý vì trước giờ chưa từng xảy ra trường hợp như vậy. Tay lái Mercedes vẫn giữ được chiến thắng GP nước Đức do chỉ nhận án phạt cảnh cáo cho hành vi cắt vạch đường vào pitlane ở […]
Thể thao tốc độ xuất bản ngày
“Trưởng ban trọng tài F1”-Charlie Whting cho biết án phạt dành cho Lewis Hamilton là hợp lý vì trước giờ chưa từng xảy ra trường hợp như vậy.
Tay lái Mercedes vẫn giữ được chiến thắng GP nước Đức do chỉ nhận án phạt cảnh cáo cho hành vi cắt vạch đường vào pitlane ở vòng 52.
Quyết định này làm dấy lên nghi ngờ rằng FIA đang bao che cho viên ngọc đen của mình vì tổ chức này từng ban hành các án phạt rất nặng đối với các vi phạm tương tự.
Charlie Whiting tất nhiên bảo vệ quyết định của mình, ông quả quyết án phạt dành cho Hamilton là hợp lý vì ông thấy lỗi của tay đua này không giống với bất kỳ trường hợp nào trước đây.
Đầu tiên Whiting giải thích cho việc triệu tập Hamilton trễ hơn thường lệ là do đội ngũ của ông cần thêm thời gian để đánh giá tình huống. Thường thì khi FIA xem xét lỗi của một tay đua nào đó trong cuộc đua, sẽ có 1 thông báo trên TV rằng các trọng tài đang xem xét lỗi (ngoại trừ các lỗi xảy ra ở các vòng cuối cùng). Nhưng hành vi của Hamilton xảy ra ở vòng 52, tức là còn khoảng tới 15 vòng nữa cuộc đua mới kết thúc mà các trọng tài không có thông báo gì về lỗi này.
“Chúng tôi phải mất một chút thời gian để chắc chắc khi chúng tôi triệu tập họ là có lý do hợp lý. Chúng tôi muốn đợi đến khi cuộc đua kết thúc để xem lại tình huống đó, bởi vì nó diễn ra ở cuối cuộc đua.”
Tuy nhiên, các trọng tài trong thời gian đó lại có đủ thời gian để xác định lỗi của Carlos Sainz (xảy ra còn sau thời điểm vi phạm của Hamilton) và ra án phạt 10 giây ngay trước khi cuộc đua kết thúc.
Phóng viên sau đó so sánh án phạt của Hamilton với án phạt 5 giây của Kimi Raikkonen ở Baku 2016. Charlie Whiting chỉ giải thích ngắn gọn là hành vi của Raikkonen gây nguy hiểm cho tay đua khác, còn Hamilton thì không:
“Tôi nhớ là (ở Baku) có 2 chiếc xe chạy gần nhau ở tốc độ cao (nên sẽ gây nguy hiểm hơn). Do đó nó khác hoàn toàn so với tình huống này.”
Whiting nhấn mạnh các án phạt nghiêm khắc trước đây đều dành cho các tay đua đã vào pit. Còn trường hợp của Hamilton là chưa vào pit. Ở GP Brasil 2013, Felipe Massa từng bị phạt chạy xuyên pit lane vì cán vạch pit. Còn ở GP Canada 2012, Kimi Raikkonen bị phạt 2.500 đô vì lý do tương tự (do anh vi phạm ở FP3).
Cuối cùng, Whiting cho biết vai trò của cột đường ngay trước lối vào pit là để bảo đảm cho các tay đua nếu muốn vô pit phải chạy vào từ phía bên trái cột này, tránh các trường hợp tay đua đột ngột vào pit khi đã lỡ chạy quá lối vào. Ở GP Tây Ban Nha 2017, Pascal Wehrlein bị phạt 5 giây do vào pit kiểu này. Bản thân Hamilton cũng từng bị cảnh cáo vì hành vi này ở FP2-GP nước Anh 2013.
#khampha