Andrea Dovizioso là ai?

Andrea Dovizioso là tay đua mô tô người Italia. Dovizioso sinh năm 1986, từng nhiều lần giành chiến thắng MotoGP.

Thể thao tốc độ xuất bản ngày

Andrea Dovizioso

Thông tin cá nhân Andrea Dovizioso:

Tên đầy đủ: Andrea Dovizioso

Nickname: Dovi

Ngày sinh: 23/03/1986

Nơi sinh: Thị trấn Forlimpopoli, Tỉnh Forli Cesena, Vùng Emilia Romagna, Italia

Quốc tịch thi đấu: Italia

Số xe: 51 (2001); 34 (2002-2007) và 04 (từ năm 2008)

Dovizioso hâm mộ Kevin Schawnt nên đã chọn số 34, nhưng sau này số 34 được lưu để vinh danh Schawnt nên Dovizioso chọn số 4.

Trước năm 2021, Dovizioso sử dụng nón bảo hiểm Suomy. Từ năm 2021, anh chuyển sang sử dụng nón bảo hiểm Shoei.

Trong mùa giải 2017, Dovizioso nhận được món quà là áo đấu từ CLB Ac Milan để khích lệ anh tranh chức vô địch với Marc Marquez.

Dovizioso thường in hình 1 chú ngựa trên nón bảo hiểm của mình

Dovizioso cũng thường tập luyện bằng xe địa hình (dirt bike).

Dovizioso có 1 con gái tên Sara (sinh năm 2009) với bạn gái Denisa. Nhưng từ năm 2014, Dovizioso cặp kè với grid girl-Alessandra Rossi

Thành tích nổi bật ở thể thức MotoGP

(Tính đến hết năm 2021):

Vô địch: 0

Số chặng đua chính: 234

Chiến thắng: 15

Podium: 62

Pole: 7

Fastest lap: 11

Vị trí xuất phát thấp nhất có thể chiến thắng: 9 (GP Nhật Bản 2017)

Chặng đua đầu tiên, điểm số đầu tiên: GP Qatar 2008

Podium đầu tiên: GP Malaysia 2008

Chiến thắng đầu tiên: GP nước Anh 2009

Pole đầu tiên: GP Nhật Bản 2010

Sự nghiệp:

2001-2004: Đua thể thức 125cc

Năm 2001, Andrea Dovizioso được đội Aprilia cho phép đua đặc cách 1 chặng đua trên sân nhà Mugello nhưng anh bị ngã ở vòng 12.

Dovizioso bắt đầu đua chính thức từ mùa giải 2002 với chiếc xe Honda. Trong năm đầu tiên này, anh xếp thứ 16 chung cuộc, phải bỏ cuộc 5 lần và chưa thể lên podium.

Thành tích của Dovi tốt dần lên qua các năm. Năm 2003 anh có 3 lần lên podium (ở Nam Phi, Pháp và GP Thái Bình Dương). Kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 5.

Dovizioso tiếp tục đà tiến bộ ở mùa giải cuối cùng, anh có 5 chiến thắng (ở Nam Phi, Pháp, Anh, Nhật Bản và Australia) và chỉ bỏ cuộc 1 lần ở Bồ Đào Nha. Thành tích ấn tượng đó đem về cho anh ngôi vô địch đầu tiên trong sự nghiệp đua xe. Trong các bại tướng của anh ở mùa giải đó có Jorge Lorenzo, Casey Stoner và Marco Simocelli.

Năm 2005-2007: Đua thể thức 250cc

Chức vô địch 125cc mùa giải 2004 giúp cho Andrea Dovizoso được đôn lên thi đấu ở hạng 250cc.

Tuy không giành chiến thắng ở mùa giải đầu tiên, nhưng Dovizioso đã thi đấu rất ổn định. Anh chỉ bỏ cuộc đúng 1 chặng (GP Malaysia) còn lại anh ghi điểm ở tất cả các chặng còn lại (5 podium). Chung cuộc anh chỉ xếp sau Dani Pedrosa và Casey Stoner trên BXH tổng.

Ở 2 mùa giải sau đó, Dovizioso đều về nhì sau Jorge Lorenzo.

Ở mùa giải 2006, Dovizoso ghi điểm trong tất cả các chặng đua trong đó có 2 chiến thắng ở Cataluyna và Bồ Đào Nha. Nhưng sự ổn định đó không bì được với 8 chiến thắng và 2 lần bỏ cuộc của Lorenzo. Dù sao anh cũng đã cạnh tranh sòng phẳng với đối thủ đến chặng đua cuối cùng.

Đến mùa giải 2007, Dovizioso cũng chỉ có thêm 2 chiến thắng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Anh nhưng không thể so kè quyết liệt với Lorenzo như mùa giải trước vì có số lần ngã xe tương đương với đối thủ.

Năm 2008-2011: Đua MotoGP với xe Honda

Sang năm 2008, Andrea Dovizoso được đội đua vệ tinh của Honda là Jir Team Scot MotoGP tuyển mộ thành tay đua duy nhất của đội đua này tham gia thể thức MotoGP. Thành tích tốt nhất của anh trong mùa giải này là 1 lần về ba ở Malaysia. Trước đó anh phải 1 lần bỏ cuộc ở Bồ Đào Nha. Anh là tay đua vệ tinh có thứ hạng cao nhất mùa giải đó (hạng 5 chung cuộc).

Năm 2009, Dovizioso được đội đua mẹ Honda  đưa về để đua cặp với Dani Pedrosa nhưng anh không có kết quả tốt trong mùa giải này (có thể do bị phân tâm do có con gái chào đời năm 2009). Dù được chạy xe xưởng nhưng anh chỉ 1 lần lên podium ở Anh. Đó cũng là chiến thắng duy nhất của Dovizioso trong màu áo Honda. Ngoài ra, Dovi còn 4 lần bị ngã xe. So với đồng đội Pedrosa (2 chiến thắng và 9 podium khác cùng với việc chỉ 2 lần bỏ cuộc) thì Dovizios bị đánh bại hoàn toàn. Anh còn xếp sau 1 tay đua vệ tinh là Colin Edwards.

Phong độ của Dovizioso không được cải thiện ở mùa giải 2010. Tuy  có 7 lần lên podium và ít ngã xe hơn mùa giải trước (chỉ ngã 3 lần) nhưng Dovizioso thất bại trong việc tìm chiến thắng. Anh tiếp tục bị đồng đội Pedrosa lấn lướt dù cho Pedrosa không được đua 3 chặng vì chấn thương.

Năm 2011, Dovizioso có thêm 1 đồng đội mới là Casey Stoner. Dễ hiểu là một lần nữa anh bị đồng đội áp đảo. Thành tích tốt nhất chỉ là 4 lần về nhì ở Pháp, Anh, Italia và Cộng hòa Séc. Cuối mùa giải, Dovizioso xếp trên Pedrosa một phần do một lần nữa Pedrosa nghỉ thi đấu 3 chặng.

Năm 2012: đua cho đội Monster Yamaha Tech3

Hiểu được sự thật rằng nếu tiếp tục ở lại Honda anh sẽ không thể cải thiện phong độ nên Andrea Dovizoso đã quyết định lùi một bước để đua cho đội đua vệ tinh Monster Yamaha Tech3. Đồng đội mới của anh là Cal Crutchlow.

Thoát được áp lực của Honda, Dovizioso lấy lại phong độ vốn có của mình. Với 6 lần lên podium cộng thêm không phải bỏ cuộc chặng nào, Dovizioso lại trở thành tay đua vệ tinh xuất sắc nhất.

Năm 2013-2015: chuyển sang đội Ducati

Năm 2013, nhận ra tiềm năng của Andrea Dovizioso, đội Ducati đã chọn anh thay thế Valentino Rossi, người đã bất lực trong việc phát triển chiếc Desmosedici.

Trong mùa giải đầu tiên ở đội đua mới, Dovizioso cùng đồng đội Nicky Hayden vẫn gặp khó với chiếc Ducati. Họ không thể lên được podium và chỉ xếp hạng lần lượt thứ 8 và thứ 9 chung cuộc. Dù sao, Dovizioso tiếp tục duy trì được sự ổn định. Anh chỉ 1 lần bỏ cuộc ở Anh, còn lại ghi điểm ở tất cả các chặng đua khác.

Mùa giải 2014, Andrea Dovizioso tái hợp với Cal Crutchlow. Với chiếc xe tốt hơn, Dovizioso có thể 2 lần lên podium ở Mỹ và Hà Lan. Anh cũng chỉ ngã xe 1 lần ở Aragon. Chung cuộc Dovizioso tiếp tục có kết quả tốt hơn đồng đội của mình. Một điểm nhấn nữa ở mùa giải này là ở GP Nhật Bản, lần đầu tiên sau nhiều năm, Dovizioso giành được pole cho đội Ducati (dù trong cuộc đua anh chỉ về thứ 5).

Đến năm 2015, Dovizioso lại có 1 đồng đội mới, lần này là một tay đua tên Andrea khác: Andrea Iannone. Tuy có khởi đầu thuận lợi (giành pole và về nhì ở Qatar) cùng với việc nhiều lần lên podium hơn đồng đội (5 so với 3) trong đó có 3 lần về nhì liên tiếp ở 3 chặng đua đầu tiên nhưng do không còn giữ được sự ổn định (ngã xe 4 lần so với 3 của Iannone) khiến Dovizioso phải xếp sau đồng đội trên BXH tổng.

Năm 2016: tìm lại hương vị chiến thắng

Sự kiên nhẫn của Andrea Dovizioso ở Ducati được đền đáp ở mùa giải thứ 4 của anh với đội đua này. Chiếc Desmosedichi tiếp tục khó lái nhưng lại cực nhanh trên các đoạn thẳng dài. Dovizioso tận dụng tối đa lội thế này ở GP Malaysia để giành pole và chiến thắng. Đây mới chỉ là chiến thắng thứ 2 của anh ở hạng đua MotoGP. Trước đó anh cũng giành pole nhưng phải bỏ cuộc ở Hà lan. Trong mùa giải này, Dovizioso còn có 4 lần podium và 4 lần khác phải bỏ cuộc. Tuy nhiên anh đã chiến thắng trong cuộc chiến nội bộ với Iannone để đội đua Ducati tiếp tục giữ anh lại.

Mùa giải 2017: trở thành đối thủ của Marc Marquez

Andrea Dovizioso đón một người đồng đội tài năng là  Jorge Lorenzo nhưng anh không bao giờ tỏ ra yếu thế. Chỉ có điều mùa giải 2017 của Dovizioso bắt đầu một cách chậm chạp. Anh chỉ một lần lên podium ở Qatar (P2) và hứng chịu cú ngã đầu tiên ở Argentina.

Nhưng hai chiến thắng liên tiếp ở Mugello và Cataluyna đưa Dovizioso trở lại cuộc đua vô địch. Sau đó, dù chỉ về đích thứ 5 ở Assen TT cũng đủ để anh vươn lên vị trí số 1 trên BXH tổng.

Tuy nhiên phong độ của số 04 sau đó không ổn định. Nói đúng hơn là Dovi chỉ đua tốt ở các trường đua sở trường của Ducati như Redbullring, Silverstone, Motegi hay Malaysia (đều chiến thắng).

Còn ở các trường đua còn lại anh chỉ một lần lên podium (P3 ở San Marino), ngoài ra thì thường có kết quả rất thấp. Do đó, Dovizioso bước vào chặng đua cuối cùng ở thế bám đuổi đối thủ Marc Marquez-người bị anh 2 lần khuất phục ở Redbullring và Motegi.

Tiếc là ở chặng đua cuối cùng đó (Valencia), Dovizioso lại để ngã xe, nên Marquez dễ dàng lên ngôi mà không cần thêm điều kiện gì.

Mùa giải 2018-Ba lần bỏ cuộc đầu mùa giải khiến cho tham vọng vô địch tan tành

Lần đầu tiên trong sự nghiệp (ở thể thức MotoGP) Andrea Dovizioso có chiến thắng ở chặng đua mở màn (Qatar) sau cuộc chiến nghẹt thở với Marc Marquez.

Tiếc là sau đó anh không giữ được phong độ. 8 chặng đua tiếp theo, Dovi chỉ lên podium 1 lần ở Mugello. Còn lại anh bỏ cuộc tới 3 lần và có kết quả rất thấp ở 4 chặng đua còn lại. Trong các lần bỏ cuộc này, đáng nhớ là tai nạn tập thể giữa anh với Dani Pedrosa và Jorge Lorenzo ở Jerrez.

Những kết quả không tốt đó khiến cho Dovi không những không thể bám theo Marquez mà còn phải xếp sau những chiếc xe Yamaha-vốn đang gặp nhiều khó khăn-trên BXH tổng.

Niềm vui chỉ trở lại với Dovizioso sau kỳ nghỉ hè với 2 chiến thắng ở Brno và San Marino. Xen giữa là P3 ở Áo.

Khi GP nước Anh bị hủy thì Dovi không tham gia buổi bỏ phiếu với lý do…không nhớ lịch họp.

Ở Aragon và Thái Lan thì anh đều về sau người chiến thắng-Marquez.

Lẽ ra thì anh cũng sẽ có kết quả tương tự ở GP Nhật Bản nếu không bị ngã xe ở vòng cuối.

Ba chặng đua cuối cùng thì Dovizoso có phong độ bình thường ở Úc (P3), thất vọng ở Malaysia (P6) và xuất sắc ở Valencia (chiến thắng).

Năm 2019: Bị mất trí nhớ tạm thời ở Silverstone

So với năm 2019 thì số lần chiến thắng của Andrea Dovizioso giảm đi 1 nửa (chỉ ở Qatar và Áo) và không có pole nào nhưng vẫn giữ được vị trí P2 trên BXH tổng.

Anh phải bỏ cuộc 2 lần và đó đều là những tai nạn nghiêm trọng. Ở GP Catalunya, Dovizioso dính vào tai nạn liên hoàn với Jorge Lorenzo, Maverick Vinales và Valentino Rossi. Ở GP nước Anh, anh không kịp tránh Fabio Quartararo, cú tiếp đất mạnh khiến cho Dovizioso bị mất trí nhớ tạm thời. Rất may cả 2 lần tay đua Ducati đều không gặp chấn thương nghiêm trọng.

Năm 2020: Bất ngờ chia tay Ducati

Dovizioso thi đấu không quá thành công ở mùa giải 2020. Anh chỉ giành được thêm 1 chiến thắng ở GP nước Áo, một phần nhờ vào việc cuộc đua được xuất phát lại do tai nạn nghiêm trọng giữa Johann Zarco và Franco Morbidelli. Ngoài ra thì Dovizioso cũng chỉ có thêm 1 lần podium khác ở chặng đua mở màn GP Tây Ban Nha.

Có một chặng đua anh phải bỏ cuộc là ở GP Catalunya do va chạm với Johann Zarco ở vòng 1.

Ngoài trường đua, Dovizioso và Ducati không có được tiếng nói chung trong việc gia hạn hợp đồng nên anh quyết định rời Ducati sau khi mùa giải kết thúc. Ducati quyết định đôn Francesco Bagnaia thay Dovizioso ở mùa giải 2021.

Năm 2021: Chấp nhận làm vệ tinh ở Yamaha

Cuối mùa giải 2021, Andrea Dovizioso chấp nhận lời mời của Yamaha đua cho đội đua vệ tinh SRT. Tổng cộng anh tham gia 5 chặng đua, ghi được 12 điểm.

(Tiếp tục cập nhât)

Nguồn: Tổng hợp, wikipedia

Tin liên quan:

Andrea Dovizioso từ chối làm Test Rider ở mùa giải 2021

Andrea Dovizioso từ chối làm Test Rider ở mùa giải 2021

Mới đây trên Instagram của mình, Andrea Dovizioso chia sẻ kế hoạch 2021 của anh, đó là thực hiện một vài dự án với các đối tác, nhưng anh không tiết lộ chi tiết đó là các dự án gì chỉ biết đó không phải là công việc thử xe MotoGP (Test Rider). Tuy nhiên, […]

(Sochi 2020) Max Verstappen dè chừng Renault ở cuộc đua phân hạng

(Sochi 2020) Max Verstappen dè chừng Renault ở cuộc đua phân hạng

Max Verstappen đã phải trả lại vị trí P2 trên BXH tổng cho Valtteri Bottas sau hai lần out liên tiếp trên đất Italia (ở Monza và Mugello). Hôm qua, tay đua người Hà Lan tham gia 2 phiên chạy đầu tiên của GP nước Nga với kết quả không khả quan cho lắm. ở […]

(F1 2020) Renault rút đơn, chỉ còn Ferrari ‘song đấu’ với Racing Point

(F1 2020) Renault rút đơn, chỉ còn Ferrari ‘song đấu’ với Racing Point

Renault thông báo họ quyết định rút khỏi vụ kháng cáo án phạt của Racing Poit về tội sao chép công nghệ Mercedes vì đã đạt được những mục tiêu chiến lược. ‘Renault xác nhận đã gửi yêu cầu được rút khỏi vụ kiện này.’ ‘Lý do của những hành động của chúng tôi là […]

(Red Bull Ring 2020) Các tay đua muốn lùi hàng rào bên trái ở Turn-3

(Red Bull Ring 2020) Các tay đua muốn lùi hàng rào bên trái ở Turn-3

Theo hướng chạy của các tay đua thì tai nạn của Franco Morbidelli và Johann Zaro xảy ra ở phía bên phải đường chạy. Do đó khi hai chiếc xe bị văng ra ở mức quán tính 300km/h, nó sẽ cắt ngang đường chạy của những người khác- ở đây là của Maverick Vinales và […]

Shop Tốc độ