các vấn đề F1- Phần 1- Triết lý

icon

Cựu tay đua F1 của đội Ferrari và Mclaren- Stefan Johansson phân tích tại sao môn thể thao tốc độ nhất hành tinh cần một cách tiếp cận mới. Trong phần 1 này, ông chỉ ra các lỗ hổng cơ bản của mô hình F1 hiện tại.

Theo dõi sự thay đổi luật lệ của F1 gần đây, có rất nhiều tranh cãi về những thiếu sót của nó và phải làm gì để khắc phục. Mỗi người quan tâm đến đua xe có vẻ rất thích thú đề tài này và đã có rất nhiều đề xuất được nêu ra.
F1 luôn là môn thể thao tốc độ nhất hành tinh, nhưng không chỉ F1 mà cả các môn tốc độ nói chung đều cần phải có cái nhìn sâu sát hơn về định hướng của thể thao tốc độ trong các năm gần đây.
Đó là hiện nay hầu như mọi môn đua xe đều phụ thuộc vào khí động học- cụ thể hơn là lực nén khí động học- như là công cụ duy nhất để đạt được tốc độ tối đa. Cứ mỗi năm, tốc độ của những chiếc xe lại nhanh hơn, cho đến khi luật lệ thay đổi làm cho chiếc xe bỗng chậm đi trong năm tiếp theo.

Thường các luật lệ này ưu tiên các vấn đề về an toàn. Nhưng trong những năm gần đây, các thay đổi luật lệ lại liên quan đến chi phí và cắt giảm công suất động cơ ; cứ như thế… các kỹ sư luôn phải tìm ra giải pháp để tăng độ bám bằng cách tạo cho chiếc xe có khí động học tốt hơn. Trong vòng 2 đến 3 năm, thành tích của chiếc xe cơ bản sẽ lại quay trở lại với thành tích trước khi thay đổi luật lệ.
Trong mỗi môn đua xe, tốc độ tối đa trên đường thẳng của những chiếc xe ngày nay đều chậm hơn so với thời điểm giữa những năm 1980, nhưng thời gian hoàn thành vòng đua lại nhanh hơn (khi chúng ta so sánh thành tích ở những trường đua không có sự thay đổi hình dạng). Vậy lý do ở đâu? Chắc chắn nằm ở tốc độ chiếc xe khi vào cua đã nhanh hơn các chiếc xe tiền bối rất nhiều. Ngày nay, mối quan tâm chủ yếu của các tay đua là về động lượng (moment). Tức là họ luôn cố gắng đạt được tốc độ vào cua tối thiểu nhanh nhất, điều mà thường quyết định thành tích vòng đua của họ. Trong khi trong quá khứ, phanh và tốc độ khi thoát của là các yếu tố quan trọng hơn.
Nhưng hãy bỏ qua những lỗi của chiếc xe hay bất cứ tình huống bất ngờ nào khiến tay đua không thể kiểm soát tốc độ vào cua tốt thiểu. Nơi nào mà phần lớn các tai nạn xảy ra? Đối với các cuộc đua hiện tại, đó là ở các góc cua. Vì thế tại sao trong mỗi môn đua xe hiện nay, đều dựa vào lý do an toàn, để giảm đi công suất động cơ? Điều này khiến cho tốc độ trên đường thẳng ngày càng giảm còn tốc độ ở góc cua ngày càng tăng do các đội ngày càng nghiên cứu để gia tăng lực nén khí động học cho những chiếc xe của mình. Đối với tôi, nó không có nhiều ý nghĩa cho lắm…
Tất nhiên, vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp lên các cuộc đua, ở các khía cạnh sau:
-Sự chênh lệch tốc độ tối thiểu ở góc cua và tốc độ tối đa trên đường thằng đã giảm đi đáng kể, điều này giảm đi cơ hội của các tay đua phía sau có được lối ra tốt hơn đối thủ ở trước mặt và do đó anh ta phải chạy theo làn của đối thủ đến điểm phanh tiếp theo.
-Khoảng cách để phanh trờ nên ngắn hơn do tốc độ tối đa giảm và độ bám tăng. Điều này tối thiểu hoá cơ hội của các tay đua phanh muộn hòng vượt qua các tay đua trước mặt.
-Hầu hết các góc cua thách thức trước đây đều trở nên hết thách thức, ở cả F1 hay các môn đua khác khi mà độ bám khí động học bây giở ngày càng tuyệt vởi. Các góc cua như Eau Rouge đã từng là thách thức khủng khiếp để vượt qua, nhưng các tay đua F1 ngày nay hầu nhưng chỉ cần 3 vòng đua tập là có thể dễ dàng vượt qua nó. Dường như nó không còn được xem là một góc cua nữa.
-Mỗi chiếc xe đua một chỗ ngồi ngày nay dựa quá nhiều vào khí động học của thân trước. Nhưng khi bạn đang theo sau một chiếc xe khác, khí động học của phần thân trước sẽ bị phá huỷ bởi những rối loạn khí mà chiếc xe phía trước tạo ra. Điều này khiến cho những chiếc xe chạy sau khó đạt được tốc độ đủ lớn để vượt qua những chiếc xe phía trước dù cho chúng có tốc độ tối đa như nhau.
Nếu chúng ta trở lại thời kỳ những năm 1980 và đầu những năm 90, xem xét vấn đề an toàn, chúng ta sẽ thấy rằng hầu như tất các các tai nạn tồi tệ xảy ra đều là những tai nạn mà có thể dễ dàng xảy ra trong trong các cuộc đua ngày nay nhưng an toàn của các tay đua được bảo đảm hơn. Sự khác biệt là bây giờ những trường đua, những chiếc xe đã an toàn hơn trước. Chắc chắn rằng Ayrton Senna sẽ còn sống nếu như ông ngồi trong những chiếc xe hiện tại.
Đối với F1, không còn những trường đua hay góc cua “khắc nghiệt” như trước. Ngày nay, ngày nay vấn đề với các tay đua là độ chính xác để họ có thể xử lý những điểm phanh, điểm đánh lái một cách hoàn hảo và tất nhiên là họ phải hiểu rõ những chiếc xe ngày nay với đầy rẫy những chiếc nút bấm. Các tay đua phải tập luyện với chúng thường xuyên để làm quen với chúng nhưng việc sử dụng đến chúng hầu như lại do các kỹ sư trong pitlane ra lệnh.
Thêm nữa, các trường đua bây giờ quá “sạch sẽ” đến nỗi các tay đua chạy quá vạch giới hạn mà chiếc xe hầu như không bị tổn hại gì. Kết quả là chỉ với 5 đến 10 vòng tập là các tay đua có thể thuần thục với cách vào cua cho đúng giới hạn. Đơn giản mỗi khi họ chạy lấn ra ngoài vạch giới hạn và lao ra vùng an toàn thì ở các vòng sau họ chỉ cần xoay nút- giảm tốc độ vào cua một chút- và họ sẽ chạy đúng giới hạn. Hầu như không có một góc cua độc nhất nào mà ở đó các tay đua phải bó tay nữa.
Kết quả là, tính can đảm không còn là một vũ khí của các tay đua nữa…
Bản chất của một tay đua thực thụ là sự kết hợp của tài năng thiên bẩm với sự hiểu biết về chiếc xe và khả năng truyền đạt sự phản ứng của chiếc xe đến các kỹ sư. Các tay đua hay nhất có một khả năng cao độ trong việc đọc cuộc đua- để luôn lường trước được các tình huống mà họ có thể gặp trong cuộc đua và ghi được tối đa hoá điểm số với chiếc xe của mình.
Nhưng trên tất cả, một tay đua tuyệt vời có thể kết hợp khả năng trên với tinh thần sẵn sàng vượt quá giới hạn- đó là khả năng đẩy chiếc xe vượt quá giới hạn bình thường của nó để tạo ra sự khác biệt. Đây là điều mà mỗi tay đua thực sự đều khao khát. Không có điều gì trên thế giới này có thể so sánh với cảm giác bước đến những nơi mình không biết và lái chiếc xe tới giới hạn của nó bằng cách kết hợp giữa việc tăng giảm ga, đánh lái với cảm giác về độ bám một cách hoàn hảo. Để khi thoát cua bạn biết rằng mình đã nhanh hơn 2 đến 3 phần 10 giây. Các tay đua sống là vì thế.
Thật may mắn cho những ai được xem các Senna đua phân hạng ở Monaco. Càng kinh ngạc hơn khi xem lại cách mà Juan Manuel Fangio đua ở trường đua Nurburgring cổ điển trong những năm 1950. Họ không bao giờ để vô lăng giữ yên quá 1 giây trong suốt một vòng đua cho đến khi vượt qua hết các đối thủ của mình. Đó mới là đỉnh cao của đua xe mà chúng ta có thể chứng kiến. Nó thật sự là một nghệ thuật và đã truyền cảm hứng cho các tay đua thể hệ sau.
Chúng ta nhìn lại quá khứ để hiểu kỹ hơn vào triết lý của đua xe., các khái niệm về thiết kế xe. Các công nghệ mới rất thú vị nhưng đua xe nên phụ thuộc vào các tay đua, chứ không phải phụ thuộc vào khí động học; đó là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất.

-cungtuy- (theo motorsport)

--

>>Cám ơn bạn đã đọc hết bài "các vấn đề F1- Phần 1- Triết lý". Mời các bạn xem thêm các bài viết khác trên website Thể thao tốc độ.

Fanpage Thể thao tốc độ
Tin tức
    Tin tức
      Sản phẩm mới nhất trên Shop Tốc độ

      Arai Rx-7 Pedrosa 26

      Arai Rx-7 Pedrosa 26, mũ bảo hiểm Arai phong cách Dani Pedrosa có giá khoảng 13 triệu đồng....
      Góc thông tin