Romain Grosjean
1/ Thông tin cá nhân Romain Grosjean (thông tin trên wikipedia) Tên đầy đủ: Romain Grosjean Ngày sinh: 17/04/1986 Nơi sinh: Geneva, Thụy Sỹ (Quốc tịch: Pháp) Số xe: 08 Gia đình: Cha-Christian Grosjean (người Thụy Sỹ) và mẹ-Marie Helene Brandt (người Pháp). Anh đã lập gia đình với Marion Jolles (cưới ngày 27/06/2012). Họ […]
Thể thao tốc độ xuất bản ngày
1/ Thông tin cá nhân Romain Grosjean (thông tin trên wikipedia)
Tên đầy đủ: Romain Grosjean
Ngày sinh: 17/04/1986
Nơi sinh: Geneva, Thụy Sỹ (Quốc tịch: Pháp)
Số xe: 08
Gia đình: Cha-Christian Grosjean (người Thụy Sỹ) và mẹ-Marie Helene Brandt (người Pháp). Anh đã lập gia đình với Marion Jolles (cưới ngày 27/06/2012). Họ có 2 con trai tên Sacha (2013) và Simon (2015).
Từ năm 2017 đến 2020, Grosjean được các tay đua F1 tín nhiệm bầu chọn làm chủ tịch hiệp hội các tay đua Grand Prix (GPDA).
Ngoài đua xe, Grosjean có sở thích nấu ăn. Năm 2017 anh cùng với vợ đã xuất bản một cuốn sách dạy nấu ăn.
2/ Thống kê thành tích nổi bật ở F1 (tính đến hết năm 2020)
Vô địch: 0
Số chặng đua tham gia: 181
Số chặng đua chính: 179 (trừ GP Singapore 2016 và GP Brasil 2016)
Chiến thắng: 0
Podium: 10
Pole: 0
Fastest lap: 1
Chặng đua đầu tiên: GP Châu Âu 2009
Điểm số đầu tiên: GP Trung Quốc 2012
Podium đầu tiên: GP Bahrain 2012
3/ Sự nghiệp
Năm 2003-2008: Các giải đua trẻ
Grosjean có thành tích khá tốt ở các giải đua trẻ. Anh đã vô địch các giải đấu như: Formula Lista Junior 1.6 năm 2003 (chiến thắng 10/10 cuộc đua), French Formula Renault năm 2005 (chiến thắng 10/16 cuộc đua), Formula 3 Euro Series năm 2007 (chiến thắng 6/20 cuộc đua) và GP2 Asia Series năm 2008 (chiến thắng 4/10 cuộc đua).
Năm 2008, Grosjean còn thi đấu GP2 Series (chiến thắng 2/20 cuộc đua, xếp thứ 4 chung cuộc) và giữ vai trò tay lái thử ở đội Renault F1 Team.
Năm 2009: Thi đấu F1 ở đội Renault
Sang năm 2009, khi đang thi đấu giải GP2 Series (chiến thắng 2/12 cuộc đua) thì đội Renault bất ngờ cho Grosjean thay Nelson Piquet Jr đua 7 chặng đua cuối cùng của mùa giải. Nhưng cũng giống như Piquet, Grosjean không thể ghi điểm cho đội đua nước Pháp. (Trong khi đồng đội Fernando Alonso ghi được 1 podium và nhiều lần có điểm) Kết quả này khiến anh (lẫn Piquet) không được đội đua nào chọn đua ở mùa giải 2010.
Năm 2010-2011: Trở lại đua giải GP2 và các giải đua xe thể thao
Không kiếm được suất đua F1 buộc Grosjean phải đua ở các giải đua thấp hơn để chờ đợi cơ hội. Năm 2010 anh vô địch giải AutoGP (chiến thắng 4/8 cuộc đua). Đặc biệt là năm 2011, Grosjean đã vô địch ở cả 2 giải đua GP2 Series (chiến thắng 5/18 cuộc đua) và GP2 Asia Series (chiến thắng ¼ cuộc đua).
Năm 2012-2015: trở lại F1 trong màu áo Lotus
Mùa giải F1 trọn vẹn đầu tiên của Grosjean là năm 2012 ở đội đua Lotus. Đồng đội của anh là Kimi Raikkonen, người cũng vừa quay lại F1 sau 2 năm thi đấu giải World Rally Championship.
Ở mùa giải này, Grosjean bị Raikkonen áp đảo hoàn toàn. Anh phải bỏ cuộc tới 8 lần chủ yếu là do va chạm và bị phạt không được tham gia GP Italia (do gây tai nạn nghiêm trọng ở GP nước Bỉ). Từ đây, cái tên Grosjean thường bị troll thành Crashjean
Nhưng anh kịp tạo dấu ấn bằng 3 lần lên podium ở Bahrain, Canada và Hungary.
Nửa đầu mùa giải 2013, Grosjean tiếp tục lép vế trước Raikkonen. Nhưng phong độ và kỹ năng của tay đua này ngày càng hoàn thiện. Khi Raikkonen có dấu hiện sa sút ở cuối mùa thì Grosjean ngay lập tức nắm được cơ hội để trở thành tay đua chủ lực của đội nhà. Tổng cộng Grosjean có 6 lần lên podium (4 trong số đó là ở các chặng đua cuối mùa giải).
Sang năm 2014 thời điểm quy định về động cơ mới được áp dụng. Các đội sử dụng động cơ Renault đặc biệt gặp khó khăn. Lotus không phải là ngoại lệ. Grosjean và đồng đội mới Pastor Maldonado chỉ 3 lần kết thúc ở vị trí có điểm (Grosjean 2 lần, Maldonado 1 lần).
Tình hình có đôi chút khả quan hơn ở mùa giải 2015. Tuy cũng phải bỏ cuộc 7 lần như ở mùa giải 2014 nhưng Grosjean có thể lên podium 1 lần ở Bỉ và ghi điểm thường xuyên hơn. Anh tiếp tục là trụ cột ghi điểm của đội Lotus.
Năm 2016-nay: Chuyển sang đội Haas
Năm 2016, Grosjean bất ngờ lựa chọn đầu quân cho đội đua mới thành lập Haas chứ không ở lại Lotus (lúc này đã bán lại cho Renault). Đây không phải là quyết định sai lầm, Grosjean trở thành tay đua dẫn dẵn đội đua nhờ ghi toàn bộ 29 điểm cho đội đua nhà (đồng đội Esteban Gutierrez không thể ghi điểm). Ở mùa giải này, Grosjean không tham gia 2 chặng đua Singapore (do hư thắng ngay trước khi xuất phát) và Brasil (gặp tai nạn ở vòng chạy xếp hàng) và phải bỏ cuộc ở 3 chặng đua khác đều do hư xe (Tây Ban Nha, Anh và Malaysia).
Năm 2017 Romain Grosjean phải cạnh tranh gắt gao hơn với người đồng đội mới Kevin Magnussen nhưng anh vẫn là tay đua chủ lực của đội đua Haas (ghi 28 so với 19 điểm của Magnussen). Tuy điểm số ghi được ít hơn nhưng số chặng đua ghi điểm của anh lại nhiều hơn hẳn mùa giải trước (8 so với 5). Anh cũng phải bỏ cuộc ở Úc (hư xe), Nga (tai nạn khi xuất phát) và Hungary (hư xe). Dù vậy, dấu ấn đáng nhớ nhất của Grosjean trong mùa giải là việc anh tông vào đồng hương Esteban Ocon ở GP Brasil khiến cho anh này phải bỏ cuộc. Đó là lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu sự nghiệp F1 mà Ocon phải bỏ cuộc.
Năm 2018 Nói chung thì đây là mùa giải không thành công của Romain Grosjean khiến cái biệt danh Crashjean một lần nữa được các khán giả mang ra để châm chọc.
Anh không ghi được điểm số nào trong 8 chặng đua đầu tiên. Trong đó có cả xui xẻo (lỗi pit ở Úc) và do tai nạn ở Azerbaijan (bị mất lái khi chạy sau xe an toàn) và Tây Ban Nha (mất lái gây ra tai nạn liên hoàn với Nico Rosberg và Pierre Gasly).
Phải đến Redbullring thì Grosjean mới lần đầu tiên cán đích trong top10 (P4). Đó cũng là chặng đua tốt nhất mùa giải của anh.
Từ đó thì anh ghi điểm thường xuyên hơn, song cũng phải bỏ cuộc 2 lần ở Anh (va chạm với Carlos Sainz) và Mỹ (va chạm với Charles Leclerc). Xen giữa đó là việc bị hủy kết quả P6 ở GP Italia (do vi phạm luật thiết kế gầm xe).
Năm 2019 Romain Grosjean tiếp tục thụt lùi trên BXH tổng vì anh chỉ ghi được điểm ở 3 chặng đua GP Tây Ban Nha, GP Monaco và GP nước Đức.
Ở các chặng đua còn lại, một phần do chiếc xe hay gặp trục trặc (như ở GP Australia, GP Azerbaijan, GP Hungary hay GP Brasil) thì Grosjean thường có va chạm với đồng nghiệp trên đường đua với Lance Stroll (ở Bahrain), Kevin Magnussen (ở Anh), George Russell (ở Singapore), Daniel Ricciardo và Antonio Giovinazzi (ở Nga)
Năm 2020: Thoát chết ở Bahrain
Đội đua Haas trong năm 2020 còn yếu hơn năm 2019 nên cả Romain Grosjean không thể cải thiện thành tích của mình. Cũng giống như đồng đội Kevin Magnussen, Grosjean chỉ ghi được điểm số ở 1 chặng đua duy nhất (GP Eifel).
Số lần bỏ cuộc của Grosjean ít hơn 1 nửa so với Magnussen do bị hư thắng ở Áo, va chạm với Nicholas Latifi ở Thổ Nhĩ Kỳ và nghiêm trọng nhất là tình huống tông rào ở Bahrain sau va chạm với Daniil Kvyat. Chiếc xe của Grosjean đã bị đứt làm đôi và thùng xăng bị nổ. Rất may là Grosjean đã kịp thoát hiểm giữa ngọn lửa đang bùng cháy dữ dội. Anh bị phỏng nhẹ và phải nghỉ thi đấu 2 chặng đua cuối cùng.
Kết thúc mùa giải 2020, Grosjean và Magnussen đều không được đội đua Haas gia hạn hợp đồng vì lý do tài chính.
Ngoài ra, do Grosjean giữ chức chủ tịch hiệp hội các tay đua Grand Prix nên anh chịu trách nhiệm vận động các tay đua tham gia nghi lễ quỳ gối trước mỗi chặng đua để phản đối nạn phân biệt chủng tộc. Lewis Hamilton là người phát động phong trào này. Ở những chặng đua đầu tiên khi bắt đầu thực hiện nghi thức này, Hamilton từng trách Grosjean không nhiệt tình hưởng ứng phong trào.
(Tiếp tục cập nhật)