Đội đua Scuderia Ferrari là một đội đua F1 có trụ sở ở Maranelli, Italia. Scuderia Ferrari thuộc hãng xe Ferrari, là đội đua duy nhất tham gia tất cả các mùa giải F1.
Tin tức mới nhất về đội đua Scuderia Ferrari
Thông tin chung về đội đua Scuderia Ferrari
- Tên đầy đủ (2021): Scuderia Ferrari Mission Winnow
- Thành lập: 1929
- Năm đầu tham gia F1: 1950
- Quốc tịch đội đua: Italia
- Trụ sở đội đua: Maranello, Italia
- Loại hình đội đua: Đội đua xưởng thuộc hãng xe Ferrari
- Người sáng lập: Enzo Ferrrari
Thống kê thành tích F1 của đội đua Scuderia Ferrari
Tham gia | 1950-nay |
Vô địch đội đua | 16 |
Vô địch tay đua | 15 |
Chiến thắng | 243 |
Pole | 242 |
Fastest lap | 259 |
(Tính đến hết chặng đua GP Abu Dhabi 2022)
#Nguồn: Formula1
Nhân sự hiện tại của đội đua Scuderia Ferrari
- Giám đốc điều hành (Đội trưởng): Frederic Vasseur
- Trưởng phòng chassis: Enrico Cardile
- Trưởng phòng động cơ: Enrico Enrico Gualtieri
- Trưởng phòng cung ứng: Gianmaria Fulgenzi
- Giám đốc/Trưởng phòng hoạt động đua xe: Laurent Makies
- Tay đua chính: Charles Leclerc và Carlos Sainz
Lịch sử đội đua Scuderia Ferrari
Trước năm 1950
Scuderia Ferrari được Enzo Ferrari thành lập từ năm 1929. Những năm đầu tiên Ferrari phải mua xe của Alfa Romeo. Đến thập niên 1940 thì Ferrari mới bắt đầu tự sản xuất xe. Trong thời gian này, Enzo Ferrari cũng nâng cấp Ferrari lên thành hãng xe Ferrari (thành lập vào năm 1939) và chuyển đội đua thành một công ty con của hãng xe.
Ngay từ khi thành lập thì Scuderia Ferrari đã tham gia nhiều giải đua khác nhau, nhưng nổi bật nhất là Formula 1. Họ là đội đua duy nhất tham gia tất cả các mùa giải và là đội đua thành công nhất giải đấu này.
Thập niên 1950
Năm 1950 Scuderia Ferrari tham gia giải đua F1 đầu tiên trong lịch sử nhưng không tham gia chặng đua đầu tiên ở Silverstone. Các chặng đua sau đó, tay đua chủ lực là Alberto Ascari hai lần về nhì ở Monaco và Italia.
-1951: Ascari tiếp tục là chủ lực của đội. Ông có được 2 chiến thắng ở Đức và Italia nhưng tay đua mang về chiến thắng F1 đầu tiên cho đội lại là Jose Froilan Gonzalez ở GP nước Anh.
-1952: Ascari mang về chức vô địch tay đua đầu tiên cho Ferrari bằng 6 chiến thắng liên tục. Nếu không tính chặng đua Indy500 thì Ferrari là đội chiến thắng tất cả các chặng đua của mùa giải này. Piero Taruffy là người chiến thắng chặng đua còn lại ở Thụy Sỹ.
-1953: Ascari bảo vệ ngôi vị vô địch bằng 5 chiến thắng. Giuseppe Farina và Mike Hawthorn mỗi người có được 1 chiến thắng. Chỉ có điều Ferrari không thể chiến thắng ở sân nhà Monza.
-1954-1955: Việc Ascari chuyển sang đội khác khiến cho sức mạnh của Ferrari bị ảnh hưởng. Trong 2 mùa giải này họ chỉ có được 3 chiến thắng do công của 3 tay đua khác nhau: Jose Froilan Gonzalez-Anh-1954, Mike Hawthorn-Tây Ban Nha-1954 và Maurice Trintignant-Monaco-1955.
-1956: Ferrari chiêu mộ thành công tay đua 3 lần vô địch F1 lúc đó là Juan Manuel Fangio. Ông tiếp tục đoạt ngôi vô địch ở mùa giải (3 chiến thắng) đó rồi lại chuyển sang đội khác. Ferrari cũng có thêm 2 chiến thắng khác do công của Peter Collins.
-1957: Đội đua không có được chiến thắng nào.
-1958: Ferrari chỉ giành được 2 chiến thắng ở Pháp (do công của Mike Hawthorn) và Anh (Peter Collins) song nhờ vào kết quả thi đấu ổn định mà Hawthorn đã vô địch F1 (Stirling Moss chiến thắng 4 chặng, Tony Brooks chiến thắng 3 chặng nhưng chỉ xếp thứ 2 và 3). Đây là năm đầu tiên mà BXH đội đua được tính, đội đua đã xếp thứ 2 chung cuộc sau đội Vanwall.
Thập niên 1960
-1959-1960: Ferrari gặp mất mát lớn khi Mike Hawthorn đột ngột qua đời do tai nạn xe hơi trước khi mùa giải 1959 diễn ra. Đội đua đã chiêu mộ Tony Brooks để thay thế. Ông có được 2 chiến thắng ở Pháp và Đức. Sang mùa giải 1960, Phil Hill đem về chiến thắng duy nhất trong mùa giải cho Ferrari ở GP Italia.
-1961: Phil Hill tiếp tục là chủ lực. Ông giành được 2 chiến thắng ở Bỉ và Italia và đoạt ngôi vô địch cá nhân mùa giải đó. Ngoài ra Wolfgang von Trips cũng chiến thắng 2 lần ở Hà Lan và Anh giúp cho đội đua Ferrari lần đầu tiên đoạt chức vô địch đồng đội.
-1962-1963: Phil Hill (và Ferrari) không có được chiến thắng nào trong năm 1962 nên ông phải nhường chỗ cho John Surtees. Surtees đem về chiến thắng duy nhất cho đội ở mùa giải 1963 (ở Anh).
-1964: Ferrari đoạt loại cả 2 chức vô địch đội đua và cá nhân (dành cho Surtees). Surtees trở thành người duy nhất vô địch ở cả giải đua MotoGP và F1. Ngoài Surtees (2 chiến thắng ở Đức và Italia) thì Lorenzo Bandini cũng có một chiến thắng ở Áo.
Thập niên 1970
-1965-1974: Ferrari rơi vào giai đoạn thoái trào. Thậm chí các năm 1965, 1967, 1969, 1973 họ không có được chiến thắng nào. Một sự kiện đáng chú ý trong thời kỳ này là họ ký hợp đồng với Niki Lauda năm 1974. Lauda mau chóng chứng tỏ thực lực bằng 2 chiến thắng ở Tây Ban Nha và Hà Lan.
-1975: Lauda tiếp tục thi đấu chói sáng. Ông giành được 5 chiến thắng. Tay đua còn lại Clay Regazzoni cũng có được 1 chiến thắng giúp cho Ferrari chấm dứt cơn khát 10 năm không có danh hiệu nào. Tất nhiên họ đoạt cả 2 chức vô địch.
-1976: Ferrari bảo vệ được ngôi vô địch đội đua. Nhưng Lauda bị mất ngôi vô địch tay đua vào tay James Hunt. Cũng như mùa giải 1975 Lauda có 5 chiến thắng và Regazzoni có 1 chiến thắng. Lauda bị chấn thương nghiêm trọng ở GP nước Đức nên không thể tham gia 2 chặng đua ở Áo và Hà Lan. Ở chặng đua cuối cùng tại Nhật Bản, Lauda cũng chủ động bỏ cuộc do thời tiết quá xấu, nhưng Hunt kịp về thứ 3 nên đã đoạt ngôi vô địch nhờ hơn đúng 1 điểm.
-1977: Lauda chỉ có 3 chiến thắng nhưng đủ để ông vô địch lần thứ hai, dù không thi đấu 2 chặng đua cuối cùng (thay bằng Gilles Villeneuve). Ferrari tiếp tục vô địch đội đua năm thứ ba liên tiếp. Tay đua số 2 là Carlos Reutemann cũng có một chiến thắng ở Brasil.
-1978: Reutemann trở thành chủ lực sau khi Lauda chuyển sang đội khác nhưng ông chỉ xếp thứ 3 chung cuộc với 4 chiến thắng. Trong khi đó Gilles Villeneuve có chiến thắng đáng nhớ trên sân nhà Montreal. (Sau này tên của ông được đặt tên cho trường đua này).
-1979: Jody Scheckter đến thay Reutemann . Ông và Villeneuve cạnh tranh quyết liệt, mỗi người chiến thắng 3 chặng đua giúp cho Ferrari thống trị BXH đội đua. Tuy nhiên Scheckter thi đấu ổn định hơn nên đã đoạt ngôi vô địch.
-1980: Ferrari vẫn giữ nguyên đội hình nhưng đây lại là mùa giải đen tối nhất trong lịch sử của họ. Scheckter (2 điểm) và Villeneuve (6 điểm) chỉ giành được có…8 điểm khiến cho đội đua xếp thứ… 10 chung cuộc. Kết quả tệ hại này buộc Scheckter phải ra đi vào cuối mùa giải.
-1981: Villeneuve mang về 2 chiến thắng ở Monaco và Tây Ban Nha, giúp cho đội đua tạm thoát khỏi khủng hoảng.
-1982: Hai tay đua chính thức của Ferrari là Villeneuve và Pironi đều gặp tai họa.
Villeneuve qua đời do tai nạn khi chạy phân hạng GP nước Bỉ. Tay đua thay thế ông là Patrick Tambay thi đấu khá tốt khi có được chiến thắng ở Đức.
Vị trí chủ lực của đội đua thuộc về Pironi. Tuy nhiên ông lại gặp tai nạn khi tham gia một buổi thử lốp xe Goodyear ngay sau khi vừa giành pole ở GP nước Đức. Do đó ông không thể tham gia GP nước Đức và 4 chặng đua cuối cùng của mùa giải đó (và phải giải nghệ luôn). Trước khi gặp tai nạn thì Pironi có được 2 chiến thắng và đang là người dẫn đầu BXH. Việc phải nghỉ 5 chặng cuối khiến cho Pironi bị Keke Rosberg soán ngôi. Dù vậy thì Ferrari vẫn đoạt chức vô địch đội đua.
-1983: Hai tay đua chính của Ferrari toàn là các tay lái người Pháp là Patrick Tambay (1 chiến thắng) và Rene Arnoux (3 chiến thắng). Ferrari một lần nữa vô địch đội đua chứ không thể vô địch tay đua.
Năm 1984-1998: 23 năm không danh hiệu
-1984-1998: Giai đoạn khát danh hiệu lần hai và dài nhất trong lịch sử của đội. Mùa giải thành công nhất trong thời kỳ này là năm 1990, Alain Prost đem về 5 chiến thắng (xếp thứ 2 chung cuộc) và Nigel Mansell có 1 chiến thắng.
Năm 1996, năm đầu tiên sử dụng động cơ V10, Ferrari chiêu mộ thành công Michael Schumacher làm tiền đề cho thành công ở các năm sau. Schumacher có được 3 chiến thắng ở mùa giải đầu tiên với đội đua mới và 5 chiến thắng ở mùa giải tiếp theo (1997). Tuy nhiên Schumacher bị tước vị trí thứ hai trên BXH cá nhân do bị phạt hành vi cố ý gây tai nạn cho Jacques Villeneuve ở GP Châu Âu.
Năm 1999-2006: Trở lại thời kỳ hoàng kim cùng Michael Schumacher
Năm 1999, Scuderia Ferrari tuyển mộ Rubens Barrichello đến để cùng với Schumacher tạo nên giai đoạn hoàng kim của đội. Ferrari 6 lần liên tiếp vô địch đội đua. Còn Schumacher 5 lần liên tiếp vô địch tay đua (2000-2004). Schumacher chỉ để mất chức vô địch mùa giải 1999 vào tay Mika Hakkinen do anh không thể tham gia 7 chặng đua do bị chấn thương ở GP nước Anh. Mặc dù vậy Schumacher vẫn xếp thứ 2 ở mùa giải đó.
-2005-2006: Ferrari không giữ được sức mạnh ở năm cuối cùng của kỷ nguyên động cơ V10. Họ (Schumacher) chỉ có được chiến thắng ở Mỹ do các đội đua khác không tham gia. Nhưng ngay lập tức họ bật dậy ở mùa giải đầu tiên sử dụng động cơ V8 (2006). Schumacher có 7 chiến thắng và tay đua mới Felipe Massa có 2 chiến thắng. Nhưng chừng đó chỉ đủ để họ xếp thứ 2 ở cả BXH Tay đua lẫn Đội đua.
Năm 2007-2009: Kimi Raikkonen và Felipe Massa ngang ngửa
-2007-2008: Kimi Raikkonen đến để thay thế Michael Schumacher giải nghệ lần 1. Raikkonen và Massa thi đấu ăn ý giúp cho Ferrari 2 lần liên tiếp vô địch Đội đua. Raikkonen thi đấu xuất sắc hơn và lên ngôi vô địch ở mùa giải 2007 nhưng ở mùa giải 2008 tay đua số một của đội lại là Massa. Tuy nhiên Massa chỉ xếp thứ 2 chung cuộc. Ngoài ra ở mùa giải 2007, Ferrari còn là nạn nhân của vụ đánh cắp công nghệ do Mclaren thực hiện (Mclaren bị phạt 100 triệu đô là và bị tước điểm trên BXH đội đua).
-2009: Ferrari bắt đầu rơi vào giai đoạn thoái trào. Tay đua chủ lực Felipe Massa chỉ tham gia nửa mùa giải đầu do gặp chấn thương ở GP Hungary. Kimi Raikkonen giành được chiến thắng duy nhất cho đội ở GP nước Bỉ.
Năm 2010-2013: Fernando Alonso gồng gánh
Năm 2010 Fernando Alonso gia nhập đội đua thay Kimi Raikkonen. Ngay lập tức Alonso trở thành tay đua số 1. Tất cả những chiến thắng của mà Ferrari có được trong thời kỳ này đều do công của tay đua người Tây Ban Nha.
2010-2013 có thể gọi là thời kỳ Alonso một mình chống lại sức mạnh áp đảo Red Bull. Trong 4 năm này Alonso (cũng là Ferrari) chỉ có 4 lần giành pole. Nhưng nhờ biết cách chắt chiu điểm số mà anh đã 3 lần giành ngôi á quân ở các mùa giải 2010, 2012 và 2013. Các mùa giải 2010 và 2012 được kéo đến chặng đua cuối cùng mới xác định được nhà vô địch.
Ở GP nước Đức 2010, Ferrari đã ra lệnh cho Massa nhường đường cho Alonso. Sau tình huống này thì FIA chính thức chính thức hợp lệ hóa Team Order.
Năm 2014, Massa ra đi để nhường chỗ lại cho người đồng đội cũ Kimi Raikkonen. Nhưng dù có trong tay cả 2 nhà cựu vô địch là Alonso và Raikkonen nhưng Ferrari không giành được chiến thắng nào trong mùa giải đầu tiên của kỷ nguyên động cơ V6 Turbo.
Năm 2015-2020: Trồi sụt cùng Sebastian Vettel
Năm 2015: Sebastian Vettel thay thế Fernando Alonso. Anh có mùa giải ra mắt thuận lợi với 3 chiến thắng.
Năm 2016: Ferrari lại có một mùa giải trắng tay
Năm 2017-2018: Ferrrari mạnh lên, giúp cho Vettel có thể đua vô địch với Lewis Hamilton. Song tay đua người Đức phạm nhiều sai lầm nên để cho đối thủ năm nào cũng vô địch sớm vài chặng đua. Cuối mùa giải 2018, Raikkonen có được chiến thắng cuối cùng trong sự nghiệp ở GP Mỹ.
Năm 2019, Charles Leclerc thay Kimi Raikkonen. Leclerc giành được 2 chiến thắng ở Bỉ và Italia còn Vettel có chiến thắng ở Singapore. Ban đầu Leclerc chỉ là tay đua số 2, nhưng từ giữa mùa giải anh có đủ tốc độ để cạnh tranh sòng phẳng với Vettel. Thậm chí hai người còn xảy ra nhiều xung đột mà đỉnh điểm là pha va chạm ở GP Brasil.
Năm 2020, Scuderia Ferrari sa sút do phải thiết kế lại động cơ theo yêu cầu của FIA. Leclerc trở thành chủ lực trong bối cảnh Vettel thi đấu sa sút. Mùa giải này Ferrari không có chiến thắng nào.
Năm 2021-nay: Thời kỳ hậu Vettel
Năm 2021, Carlos Sainz về thay thế cho Vettel. Tay đua người Tây Ban Nha thi đấu rất chắc tay, ghi nhiều điểm hơn cả Leclerc. Còn Leclerc, anh có 2 lần giành pole trong có pole ở sân nhà Monaco, đáng tiếc là Leclerc bị hư xe không thể đua chính chặng đua này. Đây là mùa giải thứ 2 liên tiếp Ferrari không có chiến thắng nào.
Các tay đua nổi bật
Alberto Ascari: 1950-1953 (vô địch 1952-1953)
Jose Froilan Gonzalez: 1951, 1954
Piero Taruffi: 1952
Giuseppe Farina: 1953
Mike Hawthorn: 1953-1955, 1957-1958 (vô địch 1958)
Maurice Trintignant: 1954-1955
Juan Manuel Fangio: 1956 (vô địch 1 lần)
Peter Collins: 1956-1958
Wolfgang Von Trips: 1957-1961
Phil Hill: 1958-1962 (vô địch 1961)
Lorenzo Bandini: 1962-1966
John Surtees: 1963-1966 (vô địch 1964)
Jacky Ickx: 1968-1973
Clay Regazzoni: 1970-1972, 1974-1976
Niki Lauda: 1974-1977 (vô địch 1975, 1977)
Carlos Reutermann: 1976-1978
Gilles Villeneuve: 1977-1982
Jody Scheckter: 1979-1980 (vô địch 1979)
Didier Pironi: 1981-1982
Patrick Tambay: 1982-1983
Rene Arnoux: 1983-1985
Michele Alboreto: 1984-1988
Gerhard Berger: 1987-1989, 1993-1995
Nigel Mansell: : 1989-1990
Alain Prost: 1990-1991
Jean Alesi: 1991-1995
Eddie Irvine: 1996-1999
Michael Schumacher: 1996-2006 (vô địch 2000-2004)
Rubens Barrichello: 2000-2005
Felipe Massa: 2006-2013
Kimi Raikkonen: 2007-2009, 2014-2018 (vô địch 2007)
Fernando Alonso: 2010-2014
Sebastian Vettel: 2015-2019
Charles Leclerc: 2019-nay
Các nhà quản lý
1994-2007: Jean Todt
2008-2014: Stefano Domenicali
2014: Marco Mattiacci
2014-2018: Maurizio Arrivabene
2019-2022: Mattia Binotto
2023-nay: Frederic Vasseur
Các kỹ sư nổi bật
John Barnard: 1987-1990, 1993-1997
Luca Marmorini: 1990-1999, 2009-2014
Mattia Binotto: 1995-nay
Rory Byrne: 1996-nay (hiện giữ vai trò cố vấn)
Ross Brawn: 1997-2006
Nicholas Tombazis: 1997-2003
Aldo Costa: 1999-2008
James Allison: 2000-2005, 2013-2016
Pat Fry: 2010-2014
Simone Resta: 2001-2018
Mattia Binotto
Ferrari là một hãng sản xuất xe hơi siêu sang có trụ sở ở Ý. Ở giải đua F1 thì Ferrari là đội đua duy nhất tham gia tất cả các mùa giải.
- Đội đua Scuderia Ferrari: Tin tức đội đua Ferrari
- F1: Tin tức F1 tổng hợp
Tin tức đua xe mới nhất Ferrari
Lịch sử Ferrari
Logo Ngựa lồng nổi tiếng của Ferrari
Ferrari S.P.A là một hãng sản xuất xe ô tô, có trụ sở ở Maranello, Italia. Ferrari được Enzo Ferrari thành lập vào năm 1939.
Về mặt pháp lý thì Ferrari là công ty mẹ của đội đua Scuderia Ferrari. Nhưng có điều thú vị là Ferrari-mẹ, lại ra đời sau Ferrari-con. Đội đua Scuderia Ferrari được Enzo thành lập sớm hơn 10 năm (từ năm 1929).
Nguyên nhân của việc này là do Enzo Ferrari có vướng mắc hợp đồng với Alfa Romeo. Hiểu đơn giản trong những năm đầu thì Scuderia Ferrari là đội đua vệ tinh, sử dụng xe của Alfa Romeo. Sau khi chấm dứt hợp đồng với Alfa Romeo thì Enzo quyết định thành lập Ferrari S.P.A, tên ban đầu là Auto Avio Costruzioni, để tự sản xuất xe.
Năm 1950, Ferrari và Alfa Romeo là hai trong số những hãng xe tham gia giải đua xe F1 đầu tiên. Trong khi Alfa Romeo dù đạt được nhiều thành công ở những mùa giải đầu tiên nhưng đã không trụ lại được thì Ferrari chính là đội đua duy nhất tham gia tất cả mùa giải. Nhờ đó, hãng xe này tạo dựng được quyền lực rất lớn trong giới F1.
Có thể nói, chính những chiếc xe F1 đỏ chói đã quảng bá cho Ferrari trở thành một trong những thương hiệu xe hơi thể thao nổi tiếng và đắt đỏ nhất thế giới.
Về mặt quản trị thì từ năm 1969 đến năm 1988 thì Enzo Ferrari đã bán dần cổ phần của ông cho tập đoàn FIAT của gia tộc Agnelli, chỉ giữ lại khoảng 10%, giao cho con trai Piero Ferrari thừa kế.
Ferrari có thời gian dài hoạt động dưới danh nghĩa là công ty con của FIAT. Đến năm 2015, gia tộc Agnelli quyết định cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình. Ferrari trở thành công ty độc lập với FIAT, do Exor, quỹ đầu tư của gia tộc Agnelli nằm lượng cổ phần chi phối.
Năm 2016, Ferrari SpA chính thức phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) trên sàn chứng khoán New York. Exor đã bán bớt số cổ phần của mình, nhưng vẫn là cổ đông lớn nhất, chiếm khoảng 24%. John Elkann đại diện cho Exor làm Chủ tịch Ferrari.
Piero Ferrari vẫn giữ 10%, đảm nhiệm chức vụ phó chủ tịch.
Nguồn: Tổng hợp, wikipedia